Đến đây, có tiếng điện thoại reo. Kim Đan đứng dậy đến quầy nghe máy. Một mình Phú Sĩ ngồi lạnh lẽo.
Ngẫm nghĩ tới thân phận mình rồi so sánh ngày xưa với hiện tại. Thầy thấy mình đã thực sự bệ rạc. Lúc trước khách khứa tới nhờ thầy xem bói, đoán quẻ. Thầy như ông vua, nói đâu người ta nghe đó, bẩm dạ thưa thưa, một lời hăm he của thầy làm khách rụng rời tay chân. Giờ đây đến mượn tìên cũng với những con người đó, bị người ta hạch sách đủ đìêu. Thầy liên tưởng tới Ngọc. Con đàn bà này hồi mới gặp thầy, chưa được sạch nước cản, tại thầy khoái quá, thầy làm cho Ngọc đẻ con, lại gầy dựng quán xá cho nàng làm ăn, bây giờ Ngọc coi thầy như hạt bụi để bay đi đâu thì bay cho khỏi vướng mất.
Người ta đôi lúc khôn ngoan quá xá, có khi ngu muội đần độn dị kỳ. Trường hợp của thầy Phú Sĩ là như vậy. Bạn bè nhìêu người khuyên thầy nên “đục” con vợ mấy trận, bắt nó “lòi” tìên. Nhưng thầy lại không dám. Khi thời thếđã xuống rồi, con người đâm nhút nhát, lỡ Ngọc làm dữ lên thì kẹt luôn. Đàn bà bên đây là bạn thân của cảnh sát, hễ gọi tới là coi như nó thắng. Biết vậy, cho nên chẳng thà để yên như thế, thỉnh thoảng còn vợ vợ chồng chồng, bao giờ đút chỉ hẳn hay, làm mạnh, chẳng những không được gì mà còn mang lại.
Dòng suy tưởng thầy bị cắt ngang khi Kim Đan trở lại bàn với kiểu nói vội vã:
– Kim Đan vừa nhận được cái hẹn, phải đi gấp, tối nay thầy đến nhà, em sẽ giải quyết cho thầy nghen.
Không cần chờ thầy trả lời, Kim Đan để cái địa chỉ xuống bàn, vào trong điểm trang nhẹ rồi ra xe đi.
Trở về nhà, tìm giấc ngủ chờ tối đến để găp Kim Đan. Thầy cẩn thận để đồng hồ báo bảy giờ. Thầy tràn trọc đìu hiu trên chiếc giường nệm như nằm trên sỏi đá, muốn nhắm mắt dưỡng thần nhưng cứ quẩn quanh suy nghĩ không ngủ được chút nào. Ngọc thì lo thủ ngoài quán, con thầy đã được gởi cho người giữ trẻ. Lâu nay, kể từ lúc Ngọc biết thầv cờ bạc bê tha, vịn vào cớ đó, nàng cứ lờ lờ thầy, chỉ tập rung việc mua bán hốt tìên. Có bao nhiêu Ngọc cất riêng, thỉnh thoảng mởi nhín cho tlây chúl để thở, nàng viện lý do, dành lo tương lai cho con, nghe vậy, biết mình bị gạt nhưng thày cũng cứng họng. Phần Ngọc, sau khi ra đời, buôn bán, nàng học được nhicu bài bản “trị” đàn ông rất nhanh. Đôi khi nàng nói xa nói gần có phần đe dọa làm thầy cũng khớp. Ở đờỉ kiến ăn cá, rồi cá ăn kiến mấy hồi, Con Ngọc ở share phòng nhà thầy hồi nào, bây giờ đã lột xác, đàn bà khi họ dược nước rồi, họ tinh anh lắm, mình dữ, họ còn dữ hơn. Bề ngoài họ mềm dịu vậy, nhưng khi họ ra tay thì từ chết tới bị thương. Cảnh đời này vẫn xảy ra hoài. Người trong cuộc mới thấy thấm đau, thấm đớn, ai cũng nghĩ là dề giải quyết, vào tròng rồi mới biết khó hay dễ.
Đồng hồ chỉ bảy giờ tối, chuông báo reo lên. Giờ hẹn đã tới Ihầy nghl vặy. Kim Đan dặn thầy, tối tới nhà, nàng se cho thầy mượn tìên, “Thời điểm tối” đối với người càn hẹn thì bảy giờ đã là tối rồi. Mặc dù phía ngoài ánh sáng cũng chưa tắt hẳn. Thầy đọc lại cái địa chỉ cho chắc ăn. Nhà Kim Đan cũng nàm gần quán ăn của nàng. “Mà tại sao nàng lại hẹn đến nhà, ớ quán không tiện hơn sao?” Nghĩ tới đây thầy hứng chí. “Đàn bà không chông, tuýp người rực lửa như Kim Đan, lại hẹn thầy đến nhà thì có lý quá.” Thầy chuẩn bị “bộ gió” lại cho dễ coi. Kinh nghiệm đờì sống luyến ái phức tạp ở xứ cờ Hoa này, thầy có cảm tưởng Kim Đan sẽ cho thầy mượn tiền. ít nhìêu là đo đìêu kiện nàng đặt ra. “Cỡ nào cũng cân hết”. Thầy lẩm bẩm.
Kim Đan ở một ngôi nhà rất sang trọng, nằm trên con đường vắt ngang khu Little Sàigòn, khu vực khá ồn ào Đứng ngoài nhìn vô, thây thấy đèn trong nhà mở: sáng, mặc dù bóng tối cũng mới vừa chợt đến, ánh sáng đèn chưa cần thiết mấy. Nhưng với cảnh sắc đó, cho thầy biết Kim Đan hiện có ở nhà. Nàng giữ đúng hẹn với thầy.
Đưa tay bấm chuông, lòng thầy nao nức, “phen này mình eó dịp hành nghề rồi”. Lúc trước, khi còn là khách, Kim Đan đến tìm thầy, nay đổi ngược lại.
Kim Đan mở cửa, cười duyên dáng. Trong bộ quần áo ngủ bàng hàng Nhật, thêm vào đó màu hường nhạt của căn phòng khách. Người đàn bà này rực rỡ thêm hơn. Thiệt là khác với buối sáng lúc ở quán, lúc đó có mộtcách ngăn rất rõ rệt: KimĐan bà chủ quánvới người cờ bạc đi mượn tìên. Bây giờ, ngay lúc sơ giao, nàng đã nắm lấy tay thầy lôi vào phòng khách:
– Thầy ngồi chơi nghe thầy.
Rõ ràng đối với thầy Phú Sĩ là một đổi đời. Cách đây vài nãm, Kim Đan đến nhà thầy, nàng rụt rè e ngại ngồi nơi phòng khách, mắt nhìn quanh nhìn quẩn. Chỉ chực chờ đứợc thầy tlếp, thầy coi cho một quẻ, lòng nàng háo hức khi thầy cười, thầy nói, nàng mở cờ trong bụng. Bây giờ, tâm trạng thầy Phú Sĩ cũng giống vậy. Khi Kim Đan mời thầy ngồi ghế, lấy nước cho thầy uống, rồi cười với thầy, thầy sướng quá chừng. Đôi mắt hí hí của thầy liếc ngang nhìn dọc những đồ đạc trong nhà, đo lường sự sung túc của Kim Đan. Bức ảnh to tổ bố bán thân của chủ nhà treo áp vào tường giứa phòng khách với màu sắc rạng rỡ, nụ cười nở nhẹ thật duyên dáng. Bức ảnh lớn tới độ những sợi lông chân mày cũng thấy được. So sánh ảnh và ngươi đã có nhìêu nét khác biệt. Ngoài đời, chân mày của K~m Đan rất rậm, dù nàng vén khéo gọt dũa đến đâu, nếu biết coi tướng cách cũng phảl xác nhận nàng thuộc loại đa dâm. Bài học sơ đẳng trong phép coi tướng cách phụ nữ thể hiện rõ ràng nơi Kim Đan: “Đa mi tức đa mao, đa dâm tức đa thủy… ” Mặc dù đang ở hồi túng tiền kẹt bạc, nhưng cái nghề bói toán đã ăn sâu vào tâm não thầv, lúc nào thầy cũng đếu dùng phương pháp này đếxét đoán “Tại sao lúc trước, khi xem bói cho nàng mình không nhìn ra được điểm này”. Thầy tự thắc mắc, rồi thày giải quyết ênh một mình: “Con người, vận sinh tướng, tướng sinh cách, bần hàn sinh thô bỉ, giàu sang sinh phong nhã, có lẽ vậy…” Bức tranh vẽ hai con ngựa của danh họa Trần Ouang Hiếu, không biết Kím Đan mua được ở đâu cũng được gắn trên cao đối diện với ảnh nàng. Nếu rành về Âm Dương Chấn Động Pháp thì chuyện treo tranh ảnh trong nhà như vậy thiệt là đối xứng. Âm dương đối chiếu, đàn bà thuộc âm, mã thuộc dương. Phía phải nơi thầy ngồi, ảnh Kim Đan nhìn ngựu, phía bên trái vặt ngang qua, ngựa nhìn Kim Đan, dựng tóc gáy phóng nước đại. Con ngựa cái bao giờ cũng lấn lướt hơn eon ngựa đực một sải. Đây có lẽ là một trường hợp có từ kiến thức hên xui, chớ với tính tình của Kim Đan làm sao nàng trang trí nổi cái “bối cảnh” như vậy. Thầy nhớ tới bài thơ “Mã Nhân” (ngựa và người) của Lưu Lão tiên thời nhà Đường bên Tàu, được dịch trại nghĩa, đâm phát cười đau bụng: