Khi giao chìa khóa nhà và phòng cho Ngọc, người chủ nhà mới, Toàn, có dặn thòng một câu: “Hai chàng thanh niên share phòng trong nhà thuộc loại đàng hoàng, đứng đắn. Tôi đi làm suốt ngày, tối mới về, cửa phòng luôn luôn mở. Nếu phòng tắm phía bên ngoài bi bận, cô có thể xử dụng buồng tắm trong phòng tôi.” Nghe thì nghe vậy, nhưng Ngọc định bụng ràng sẽ không bao giờ làm chuyện ấy.
Lúc trước ở nhà Huy, mặc dù bà chủ nhà khó tính nhưng được cái là có hai người đàn bà. Bây giờ về ngôi nhà mới này, quả thực, “dương thịnh âm suy.” Ba người đàn ông với sương phụ một con, Ngọc thấy có một cái gì lỏng lẻo? bất cân đối cho cái không khí ở nhà này. Còn nếu tính thêm đứa con trai của Ngọc, thãng Tuấn, thì là tới.. bốn ông đực rựa mà chỉ có một chị… hĩm thôi! Từ suy nghĩ như vậy, Ngọc hơi lao chao trong cách xử thế. Mỗi buồi tối ngồi ngoài phòng khách xem Tivi chung với những người trong nhà, nhất là tới những “xen” có âu yếm trên màn ảnh nhỏ, mấy trự đàn ông nhìn nhau cười khúc khích, khoái tỉ. Còn Ngọc thì đỏ mặt, hơi nong nóng ở ngực, chừng như có ai đang xúc phạm nhẹ nơi đó.
*
* *
Bữa nay Toàn không đi làm, chiếc Oldsmobile của ông ta vẫn còn đậu trước sân nhà. Ngọc thấy Toàn có vẻ bải hoải, ngồi ớ ghc dựa nơi phòng khách mà hai ngón tay Toàn cứ giựt lia giựt lịa trên sóng mũi, ra đìêu như đang bắt gió cho chính mình. Ngọc hỏi xã giao lấy lệ:
– Anh Toàn bị cảm à?
Người đàn ông lim dim đôi mất, gục gặc đầu. Cái kiểu làm biếng trả lời này làm cho Ngọc khó chịu. Khi Ngọc chuẩn bi quay vào trong, Toàn nói vói theo:
– Cô Ngọc có dầu gió, dầu nóng gì không, cho tôi xin chút.
Làm như không nghe, Ngọc đi thầng vào phòng mình. Nàng lôi chiếc xách tay nhỏ để trên đầu giường, lúc tìm chai dầu xanh. Ngọc vẫn thường gọi là dầu Đức trị bá chứng. Ngọc đem ra để trên bàn trước mặt Toàn, thốt lời:
– Đâu anh xài đỡ cái này xem sao. Nghe nói hay lắm đó.
Toàn không đểý đến chai dầu, anh ta than bâng quơ:
– Cái đời không có vợ con, bệnh hoạn thật là khồ. Ngọc thầm cười về cái câu tự giới thiệu lang bang như vậy. Cũng khá lâu rồi, từ khi về share phòng căn nhà mới, Ngọc chưa có dịp nói chuyện nhìêu với người chủ nhà đàn ông độc thân này. Nàng tiếp lời Toàn:
– Sao anh không tìm một người đàn bà cho ấm nhà ấm cửa?
Toàn đáp thật nhanh như sợ Ngọc rút lời lại:
– Bây giờ đã có cô Ngọc rồi đấy!
Ngọc phản đối rất tự nhiên:
– Ý tôi muốn nói, một người vợ kia chứ!
– Bộ cô Ngọc không biết tôi đã có vợ và đã ly dị à?
– Đã có thì sao? Anh cũng phải tính đi bước nữa chứ…
Lời qua tiếng lại, Toàn khám phá ra người đàn bà
một con này cũng khá thông rninh. Bớt vậy vợ Huy ghen với cô ta là phải.
– Lúc trước cô ở nhà cũ được bao lâu?
– Gần… sáu tháng.
Ngọc ngân nga tiếng “gần” như muốn kéo thêm chìêu dài của âm thanh.
– Cộ đi cô có tiếc không?
Ngọc đáp mạnh dạn:
– Tôi có tiếc ông Huy. Ông ấy đàng hoàng, còn bà
Huy thì hơi khó.
Toàn chậm rãi:
– Còn ở đây thì sao?
– Tôi mới về một thời gian quá ngắn, cũng khó nói được Tuy nhiên, hình như không khí ở đây có phần nhẹ nhàng hơn.
Thấy Ngọc chiu đối đáp, Toàn tấn công:
– Cô nói không khí là nghĩa thế nào?
Ngọc hơi bối rối:
– Nghĩa là tôi thấy dễ chịu hơn về nhìêu mặt.
Mải mê đối đáp, bây giờ chợt Ngọc chợt thấy mình nói hơi nhìêu. Hôi còn ở nhà Huy, đâu có cảnh tự do này.
– Toàn mở nắp chai dầu xanh. Anh ta bôi nhẹ vào cổ, gợi chuyện lại:
– Phải chi có người biết cạo gió thì đỡ quá…
Ngọc biết ông chủ nhà muốn ướm lời, nhưng nàng cũng xuôi theo:
– Tôi thì không chuyên môn, nhưng nếu anh muốn, thì tôi giúp cho…
Toàn giả vờ do dự:
– Thiệt hả Ngọc?
– Chuyện này có khó gì đâu mà anh nghi ngờ vậy?
– Không phải, mình tưởng Ngọc nói chơi chứ!
– Anh cử ngồi ngay ngắn lại đi, Ngọc cạo cho?
– Tưởng mình phải nàm chứ Ngọc?