Đến đây thầychắc lưỡi nhẹ nhưtội nghiệp mấy người phụ nữ này. Ngọc thắc mắc:
– Mấy mẹ này ngu quá, làm gì tới cắn lưỡi mà chết cho uổng.
Thầy vỗ nhẹ tay xuống bàn:
– Biết nói sao cho Ngọc hiểu đây. Thuốc kích thích hồi xưa mạnh lắm, đàn bà con gái uống vào, ngứa ngáy khỏ chịu, nếu không có cái gì hãm, sẽ hóa điên hóa khùng. Họ cắn lưỡi không phải vì muốn chết, mà lúc đó bị thuốc hành hạ thần kinh căng thẳng không còn lý trí kềm hãm nổi cái hàm răng, khiến răng cắn phải lưỡi.
Bây giờ Ngọc mới tàm tạm hài lòng về lối giải thích của thầy. Nàng đỏ mặt, tóc tai dựng đứng. Trong người bỗng như ngứa ngáy. Lưỡi Ngọc tưởng chừng như quýu lại Nàng bậm môi kềm hãm, vậy mà cái răng như muôn cắn cái lưỡi.
Thầy Phú Sĩ thấy Ngọc trân mình, sướng hàm thụ, thầy cười thầm trong bụng. Mặt thầy thẫn thờ, thông cảm sự hổ thẹn của Ngọc.
lm lặng trôi qua, thầy nhìn lén bàn chân Ngọc, thấy mấy ngón cẳng Ngọc nhúc nhích.
– Ngọc nè, tội nghiệp họ quá hén.
Ngọc tỉnh người lại, nàng gật gật đầu. Chợt nhớ tới khúc mắc của vụ tiền kiếp:
– Ông này ác quá, quả thì có ác; sao bây giờ bị bịnh liệt dương thầy.
Được go trúng tim đen, tháy gằn giọng:
– Ờ, cái chỗ này mới đáng nói.
Thầy rút rút vai, nhấn mạnh:
– Hồi xưa có quyền uy bắt người ta trần truồng, cho uống thuốc kích thích giống như trói mèo treo hủ mỡ, bây giờ kiếp này bi trời phạt cho liệt luôn, thấy đàn bà
con gái ngon hơ hớ mà không làm ăn gì được, có vay có trả, đúng quá còn than gì nữa.
– Ổng có than với thầy hôn?
– Trời, Ngọc sao cù ìân quá, ổng tới, nhờ thầy là nhờ cái vụ đó.
– Ổng là đàn ông mà thầy, phải ráng chịu đựng chớ. Chịu đựng cái gì, lửa lò cháy hừng hực mà không có gì để nướng, nó đết mình ra tro luôn.
Ngọc lim dim đôi mắt, cảm thông nỗi khổ tâm của người đàn ông kia. Nàng quên vụ tìên kiếp ông này, đâm ra giận bà vợ ông ta:
– Mà đàn bà cũng lãng xẹt thiệt. Vợ chồng ăn ở với nhau bao nhiêu năm, bây giờ thiếu “cái đó” đâm sang ngang thì kỳ quá.
Thầy không trả lời, nhìn vu vơ ra cửa. Ouay lại Ngọc, thầy ngáp một phát.
– Bộ buồn ngủ hả thầy? Ngọc hỏi.
– Không phải, tự nhiên thầy cảm thấy trong người như khó chịu, nên xì hơi thôi.
Ngọc muốn bàn cãi tiếp câu chuyện. Nghe thầy nói vậy, nàng đứng dậy định cáo lui. Thầy nói nhỏ nhỏ, tay quơ lấy gói giẩy để trên bàn:
– Đây là thuốc xông. Ngọc bắt cho thầy miếng nước sôi để thầy giải nhiệt.
Ngọc vờ như không nghe. Thầy nhắc lại:
– Xưa nay Ngọc có xông thuốc bao giờ chưa?
– Có có. Ngọc trả lời vội vã.
Nàng nhớ lại thời còn nhỏ mỗi lần cảm gió, mẹ nàng nấu thuốc xông bắt Ngọc cời quần áo, trùm mềm kín mít, ngồi trong đó chịu trận gán mười phút đồng hồ, vã cả mồ hôi Chỗ nào trong người bị hơi nóng xâm nhập vào cũng tươm mồ hôi cả.
Bây giờ nghe thầy Phu Sĩ nhờ nấu thuốc xông, tự nhiên nàng liên tưởng một cái gì kỳ kỳ ở nơi thầy nếu thầy trần truồng trùm mềm lúng túng trong đó, giống như con lật đật bi ngâm nước.
Thầy Phú Sĩ thấy Ngọc cầm gói thuốc đi rồi. Tự nhiên thầy thở phào một phát. Hơi nóng trong người biến đi đâu mất, Thầy khép cửa ngồi trong phòng chờ Ngọc đun nước sôi.
Phía sau bếp, Ngọc canh chừng nước mà hồn lãng đãng bay theo hơi nước đang bốc mạnh: “Rõ ràng thầy đối với mình dễ dãi quá, mới ở share nhà thấy không bao lâu mà thầy đã coi mình là người trong nhà, nhờ cậy những chuyện thiệt ‘là thân thiện.” Trí óc Ngọc quay cuồng, tưởng tượng về thầy: “Người đàn ông tài hoa đẹp trai như vậy, không có vợ kể cũng uồng”. Ngọc chép miệng thèm thuồng: “Giá mà mình còn con gái, mình cũng xứng với thầy lắm.” Tâm hồn Ngọc từ lâu nay vẫn bị đóng khung trong tinh thần á Đông thuần túy đối với chuyện vợ chồng “trai tơ phải lấy gải chưa chồng”. Tự nhiên Ngọc cảm thấy mình thấp bé hơn thầy quá. So sánh với chuyện ớ trên: “Đàn ông dù họ chơi bời mèo mỡ cỡ nào, mà chưa vợ, chưa con chính thức họ cũng còn cái giá rất cao, còn Ngọc đã qua một đời chồng, một rân lửa, coi như cái nồi đã nấu qua rồi, còn thầy như khúc củi chưa bi cháy, sự tương xứng không thể nào so sánh được.” Nghĩ tới đây Ngọc vã mồ hôi. Nấu thuốc xông cho thầy mà nàng cảm thấy nóng hừng hực, nàng cảm thấy mình cũng muốn binh luôn.