Bích Loan dụi tắt điếu thuốc một cách rất nhà nghề. Nàng ngồi ngay ngắn trở lại. Đưa bàn tay mặt nắm lấy tay thây ra đìêu thân thiện và quyết đấu. Ván bài này
Bích Loan có đôi bảy với đôi xì, nếu trung bình mà tính thì thuộc loại bài lớn nước. Nàng binh xong, thớ một hơi khoan khoái, chờ đợi.
Đến chừng bài cái lật lên, nàng tiêu tan hy vọng, thở hắt ra chán chường. Cái binh đôi mười đầu, hai đôi phía dưới. Rõ ràng “trời không phụ người Phú Sĩ”. Em có thua, thầy mới hy vọng được em “xả láng.” Bích Loan hất mặt lên nói với thầy:
– Chơi nữa hôn anh?
Thầy Phú Sĩ định móc cho em thêm bạc nữa, nhưng Tuấn Vũ đã nhanh hơn, đưa tay bấm vào vai thầy như muốn nói “đừng, đừng.” Bích Loan bây giờ đã bải hoải lắm rồi, thức khuya mấy đêm lìên, phần thua bạc nên người phờ phạc hẳn ra. Hỏi là hỏi vậy chớ nàng vẫn biết với vài trăm tiếp sức của thầy Phú Sĩ, chỉ giúp nàng hoi hóp thêm thôi. Hơn ai hết, Tuấn Vũ biết tâm trạng của kẻ thua bạc. Anh ta lên tiếng:
– Thôi, đi ăn, nghỉ ngơi chút rồi sẽ tính sau.
Bích Loan như một thói quen, nàng không trả lời, đẩy ngược ghế về phía sau đứng dậy. V ngồi sòng quá lâu nên thế đứng của nàng hơi lạng quạng. Lợi dụng dịp
thuận lợi đó, thầy Phú Sĩ đỡ lấy vai Bích Loan, dìu đi một cách nhẹ nhàng. Cái cảnh tình này bình thường thì cũng có vài người chú ý, nhưng nơi sòng đỏ đen này, không ai quan tâm tới. Tất cả đều tập trung nhãn lực vào mấy ông tây bà đầm.
Ba người lững thững đi ra khỏi sòng bạc. Phía bên kia đường là một dãy Hotel đủ hạng. Dân cờ bạc “xin nhận nơi này là quê hương”, thắng hay bại gì cũng nhào
qua tá túc bên dó sau khi mỏi mệt.
Tuấn Vũ là một hướng dẫn viên rất nhà nghề. Anh đưa thầy và Bích Loan vào thẳng khách sạn “Ba Sao”. Người Mỹ quản lý khách sạn thấy Tuấn Vũ là “hi, hi” đúng điệu. Tuấn Vũ chỉ chỏ thầy Phú Sĩ nói vài câu gửi gấm, xong khều nhỏ thầy Phú Sĩ nói mấy câu chia chác tiền bạc. Rồi anh ta vội vã trở lại 5òng bạc. Trong khi đó, Bích Loan ngồi gật lên gật xuống ở dẫy ghế ngoài phòng khách, cơ hồ nhl~nàng đang ngủ ngôi. Người quản lý nhìn cô gái cười cười, quay sang Phú Sĩ đưa ngón tay cái lên trời ra dấu “tốt lắm”.
Mặc dầu thầy Phú Sĩ là dân “ong bướm” có hạng, nhưng khi tra chìa khóa vào ổ, tay thầy run run. Bởi thầy đang tưởng tương về thân thể của một phụ nữ Phi lai vlệt chtc hẳn có gì hấp dẫn lắm. Bích Loan nhướng nhướng đôi mắt lờ đờ. Nàng biết là đã tới phòng ngủ rồi, chỉ mong được vào đó “đánh” một giấc cho đã rồi hạ hồi phân giải.
Trong phòng đèn đã bật sáng sẵn đầy phú Sĩ đặt Bích Loan xuống giường nhịp nhàng đúng điệu hết chỗ nói.
– Anh gọi thức ãn cho em nghen.
Bích Loan lắc đâu, nól nhừa nhựa:
– Ngủ cái đã.
Con người quả là một sinh vật có khả nãng thích nghi và chịu đựng kỳ lạ. Nếu giờ này còn tiên và đang ngôi sòng, thì cỡ nào Bích Loan cũng mở mắt, binh bài li chi.
Nhưng khi đã hết tiền, thua bại rồi, cơ thể yếu hẳn ra, chỉ trông được nghỉ ngơi. Đây cũng là một yêu tố tâm sinh lý mà dân cờ bạc “gạo” dùng để khai thác. Thầy Phú Sĩ cũng thường nghe Tuấn Vũ nói: “Nếu mình muốn cờ bạc gạo, hãy chờ cái giấc khuya gần sáng, nơi nào thấy mấy tay cờ bạc có vẻ khờ khạo, vào đó đánh sẽ dễ thắng hơn.” Đìêu này thầy Phú Sĩ chiêm nghiệm qua nghề nghiệp của thầy cũng thấy đúng lắm. Con người có ba yếu tố cấu tạo nên sức mạnh đặc biệt: Thanh, sắc, thần (giọng nói, sắc khí và thần khí). Nếu sắc tản, thần lạc thì sự minh mẫn cũng chạy trốn theo. Cờ bạc ngoài hên xui còn phải biết tới tính toán và sáng suốt. Thức đêm, thức hôm, ăn uống bầy hầy, sức khỏe suy lụn thì
làm sao khá được?
Ngồi nghĩ ngợi nhưng mắt thầy Phú Sĩ cũng theo dõi động tĩnh của Bích Loan. Nàng như một thây ma chết nằm ngay đơ cán cuốc chỉ có cánh tay phải vung lên rắc rắc. Phú Sĩ ghé sát mặt vào nàng, hỏi ý. Bích Loan nói:
Tắt bớt đèn đi chói lắm.” Thầy vội vã làm theo lời người đẹp, cũllg không quên lợi dụng lúc này hôn một phát lên má, mở đầu cho chiến dịch “lai rai tà tịt.”