Trong khi đó, Ngọc đang vơ vẩn so sánh căn phòng này vơi nơi ở cũ. “ở đây có phần thoải mái hơi nhìêu.” Nhất là nhìn người chủ nhà, một ông thầy còn trẻ với đầu óc uyên bác, hiểu được quá khứ vi lai, màu áo nâu đà thầy mặc trông trâm mặc lạ lùng, nêu thầy ít cười hơn một chút, cái mép miệng không bi kéo bành ra thì không còn chỗ nào chê cả.
– Thôi chuẩn bị mang đồ đạc vào đi, trưa rôi. Thầy ra lệnh.
Ngọc đi trở ra xe mà lòng còn hậm hực. Ý nàng muôn được quan sát toàn căn nhà, phòng tắm, nhà bếp… nhưng bị thầy hối thúc nên đành ngoan ngoãn vâng lời. Hơn nữa, trong lúc túng cùng, có ngươi cho về ở ngay, không ra đìêu kiện gì là sướng lắm rôi, đâu dám đòi hỏi.
Trong khi Ngọc hì hục khiêng mấy bị quần áo, thầy đi vòng ra pha trước tiếp một người khách phụ nữ thập thò chờ coi bói.
Thằng Tuấn, con Ngọc, tới chỗ lạ cũng hơi khớp. Nó leo lên giường ngôi yên lặng. Nó thắc mắc không hiểu tại sao mẹ nó làm gì mà cứ đổi nhà hoài cho rắc rối.
Ngọc biết tâm trạng con. Nàng bỏ chiếc vali cuối cùng xuống sàn nhà, vỗ đâu con an ủi: “Chắc mình sẽ ở đây lâu đó Tuấn.”
Lợi dụng lúc thầy đang coi bói phía trước, Ngọc lục lạo mấy cãn phòng bên cạnh. Phòng nào cũng thấy thầy đóng kín. Mùi hương trầm đâu đó tỏa ra thơm phức.
Nhà thầy ba phòng ngủ với một phòng khách rộng, thầy dùng cãn phòng lớn cạnh phòng ngủ thầy để làm nơi coi bói. Phòng ngủ của thầy cửa sơn màu vàng, có đán hình bát quái ngay chính giữa. Ngọc nhớ tới câu chuyện nghe được còn nhỏ về mấy ông thầy bói, nếu ông nào đạt được lẽ âm dương thường thường là có bùa trừ tà. Ngọc liên tưởng tới thầy Phú Sĩ, chắc thầy cũng đang trấn cái gì đó ghê gớm lắm.
Nhà thầy tuy rộng nhưng chỉ có một phòng tắm, phía trong lau chùi sạch sẽ. Ngọc lớ ngớ nghĩ: “Không biết ai lo cho thầy mà khang trang quá vậy?” Có mùi dầu thơm hăng hắc từ trong bốc ra, làm Ngọc nhảy mũi một phát. Tự dưng nàng rùng mình, nhà chỉ có một nam một nữ, coi bộ quạnh hiu quá? Nhưng rồi nàng tự trấn an: “Người ta là thầy, nổi tiếng nghiêm nghị đoan trang, có gì mà phải sợ? Hơn nữa, nhà thầy rộn rịp khách khứa suốt ngây, có gì đâu mà lo?” Nhất là nhìn bộ bà ba đồng phục mần nâu sòng của thầy, biết ngay con người đạo hạnh. Loan cũng đã từng nói với Ngọc: “Thầy tu đó mày?”
Mặc dù căn phòng mới có sẵn giường nệm, bàn ghế, nhưng với mớ hành trang ít ỏi của mẹ con Ngọc, vẫn có một cái vẻ gì trống trơn lắm. Ngọc nhớ tới cái Tivi màu mà Toàn mua để trong phòng nàng lúc trước, đâm ra tiếc. Nàng bấm tay tính toán số tiền Welfare mà cơ quan xã hội cho nàng hàng tháng thật khít khao, nếu cứ trông vào đó không làm thêm ra được đồng nào khác, biết chừng nào mới mua được bộ máy truyền hình và video để khi rảnh rỗi coi phim Tàu với người ta? Nghĩ tới đây, Ngọc muốn chạy đi tìm ngay thầy Phú Sĩ nhờ thầy bấm cho một quẻ coi chừng nào mình khá, chừng nào mình mới có căn nhà riêng? Hai đìêu mơ ước này dính thêm với ý nghia: “Chừng nào mình mới có một cuộc đời mới đây? Đời mới của Ngọc là một tấm chồng cho ra hồn, một người đàn ông đứng tuổi không có vợ, hoặc vợ chết, có công ăn việc làm hẳn hòi, biết thương yêu vợ và con riêng của vợ. Bất chợt, Ngọc nhìn vào chiếc gương nhỏ nơi nhà bếp. Tóc nàng vẫn còn đen, mặc dù hơi rối, nhưng mướt và nhuyễn vô cùng. Ngọc liêm liếm vào môi, màu hồng ửng lên coi cũng còn nức nở quá lắm. Cúi xuống nhìn vào ngực, hơi thở nàng bối lối, khiến lồng ngực phập phồng, nhấp xuống nhô lên. Tự nàng cho điểm lấy mình: “Cũng còn trên trung bình?” Ngọc bắt chước mấy người đàn bà trong lớp học, thường chấm điểm lẫn nhau. Ngọc thuộc về loại trên trung bình, có nghĩa là khá. Đàn ông nào có chút máu “hăng” khi dòm ngó là muốn nhào vô liền!
* *
Buổi sáng Ngọc thức dậy rất sớm, thầy Phú Sĩ còn thức sớm hơn. Mùi hoa dạ lý cạnh cửa sổ len vào phòng, hương thơm ngào ngạt. Ngọc chưa quen với mùi thơm có phần trắng trợn này. Nàng khịt mũi mấy cái liền. Cái mùi hoa dạ lý lạ ]ắm, giống như một loại dầu thơm, khứu giác ai mà hạp thì khoái lắm, còn người nào không ưa thì thấy khó chịu, muốn mửa. Ngọc ở tâm trạng thứ hai. Bên ngoài cửa sổ là vườn rộng thênh thang, tháy Phú Sĩ trồng thật nhìêu cây kiểng. Thầy đang ở đó, dáng thấp thấp, mặc bộ đồ tu sĩ màu đà đang chạy tới chạy lui, thỉnh thoảng lại dừng lại hít thờ. Da mặt thầy trắng, miệng thầy rộng, mắt thầy sáng quắc, chỉ tiếc có cái đuôi mắt quá dài mà lại bén cho nên đã làm khuyết phần cốt cách của một ông thầy bói toàn vẹn. Ngọc đưa tay vặn nhỏ cái máy cassette đang phát âm trong phòng, vì bất chợt nàng nghe đâu đó có tiếng hát văng vẳng vọng tới:
“Thu đi cho lá vàng bay, lá bay cho đám cưới về,.. Giờ đây, người em nhỏ bé, ngồi trong thuyền hoa, tình yêu đành dứt…” Bản nhạc Lá đổ muôn chiều của Đoàn Chuấn, thầy ca “trật bài chìa” trong bối cảnh buổi sáng tinh mơ này, nhưng nhờ giọng ngân hơi ướt nghe não nùng làm sao, gợi Ngọc nhớ lại mối tình thuở học trò
của nàng khi lần đầu hẹn hò người yêu ở công viên Ngã Sáu Chàng trai’ trẻ ấy cũng rên rỉ khúc tình ca này. Mới gặp nhau mà chàng đã chuẩn bị cho cuộc… vỡ tan: “Lá đổ muôn chiều ôi lá úa, phải chăng là nước mắt người yêu.” Trời thì còn sáng hửng mà chàng đã mong tối tăm rồi. Thảo nào một thời gian rất ngắn sau đó, hai người gẫy đổ mối lương duyên. Đúng là một tiên tri, một dự đoán sáng suốt. Chỉ tội nghiệp ông nhạc sĩ bị người ta đem sáng tác của mình gò ép vào những hoàn cảnh trật khớp, dùng đó như một tâm sự than van, một tống tình bỉ ổi. Tình yêu thì bầy nhầy bụa nhụa, gặp nhau thì muốn “tém” tơi bời hoa lá, nhưng hở miệng ra thì dùng nhưng lời ca diễm tình thơ mộng, thề non hẹn biển, tình chung dời đời kiếp kiếp…