Ngọc nhớ lại thời gian trước, người đàn ông chủ nhà Ngọc share phòng cứ trông nàng hở ra là anh ta sấn vào, sấn ẩu, sấn xị, vậy mà nàng cứ tránh né. Bây giờ thầy Phú Sĩ càng đìêm nhiên bao nhiêu, Ngọc lại sôi động bấy nhiêu. Rõ ràng chuyện “khoái” nhau như cái bóng. Người chạy tới thì bóng rượt, người ngừng thì bóng ngồi xuống. Thiệt không biết đâu mà rờ. Thực ra trong vấn đê nam nữ chinh phục nhau, bối cảnh cũng rất quan trọng. Ởshare phòng nhà thầy, thấy cảnh ong bướm vo ve tối ngày, Ngọc cũng hứng theo. Cứ sợ cái hoa Phú Sĩ bị ong bướm khác chớp mất, nên Ngọc cũng muốn ra tay. Từ một phụ nữ đằm thắm quê mùa thấy thầy ngon cơm quá, Ngọc cũng muốn nhảy vào tranh đua “Mình là người trong nhà mà để thua người ngoài thì dở quá”. Mang tâm trạng như vậy, Ngọc đâm chịu thầy thêm. Còn về phần thầy, quả là đày nghệ thuật. Thầy cứ nhấp nhấp cho Ngọc xáp vô. Ngọc xáp gần, thầy dang ra. Chính cái đìêu này là mối thích thú của thầy. Thầy biết tlước sau gì thầy cũng bóc con sò tươi nầy. Từ chỗ đó thầy không có vẻ gì vội vàng cả, Lâu lâu thầy đưa cay bằng những cung cách trìu mến, khi con sò nhấp mếp thầy lui lại, cứ như thế cho sò nhỏ nước giải. Trước sau gì cũng xong. Cái đấu trường nhà thầy Phủ Sĩ thiệt là gay cấn. Non nớt như Ngọc đâu phân biệt được thua hay thắng. Từ một người ở share phòng có trả tiền, dần dà Ngọc lo luôn chuyện bếp núc cơm nước cho thầy. Ngọc hy vọng những yếu tố chăm sóc nơi nàng đốỉ với thầy sẽ tăng thêm điểm cao. Đời sống của sương phụ một con trở nên ướt át và mang đầy màu xanh diệp lục tố. Ngọc bắt đầu chưng diện, để ý tới nhan sắc, sửa lại dáng đi điệu đứng một cách cụp lạc hơn.
* *
Mất ngủ suốt đêm, nên hôm nay Ngọc dậy rất trễ, qua cái lỗ nhỏ xuyên vách, Ngọc thấy phòng bên cạnh đã có ánh sáng đèn. Nhìn đồng hồ, đúng giờ Ngọ. Nàngvươn vai xua đuổi nỗi uể oải đang vướng vấp trong người.
Có tiếng nói khá lớn phía bên kia phòng coi bói của thầy lọt sang:
– Thầy thương tôi, thương đám con của tôi, tôi thiệt không ngờ…
Rõ ràng đó là tiếng của một ngươi đàn ông lạ, không phải của thầy. Ngọc lại tò mò đưa mất qua lỗ nhìn. Lúc đó có tiếng thầy cất lên phân trần:
– Tôi không bao giờ thích loại đàn bà như vậy, nhất là nghề của tôi, một nghề dính dáng tới đạo đức và tư cách làm người.
– Không phải, ý tôi không phải muốn nói thầy, tôi biết thầy có bao giờ làm như vậy đâu, tôi muốn nhờ thầy khuyên can con vợ tôi, nó tin tưởng thầy lắm. Suốt ngày chỉ nhắc tới tên thầy.
Thức dậy, chưa kịp đánh răng rửa mặt, Ngọc đã nghe lỏm bỏm cuộc đối thoại cà giựt của thầy và người khách phòng bên, nàng ngôi lì luôn tại chỗ, không xê dịch đi đâu có cái gì đó đang kích thích trí khám phá của nàng. Thường thì, khi thầy coi bói đàn ông trong căn phòng đó Ngọc ít để ý tới, hôm nay vô tình nghe mẫu đối thoại của hai người đàn ông có vẻ gì lạ lạ nên Ngọc nghe tiếp. Khách là một đực rựa trên dưới bốn mươi, Ngọc không nhìn được rõ mặt, chỉ thấy con mắt và nghe giọng nói hơi trầm, nàng hình dung và đoán đại ra như vậy. Bởi Ngọc dậy muộn không theo dõi đầu đuôi câu chuyện giữa thầy và khách, từ chỗ đó nàng rất mập mờ trong hiểu biết câu chuyện. Tuy nhiên Ngọc có cảm tưởng người khách này đang than thở về gia đạo của ông ta, than thở klểu oan trách chử không phải là coi bói như những người khách bình thường khác. Chừng nửa phút trôi qua, không có tiếng nói phía bên kia dội sang. “Có lẽ hai người đang suy nghĩ hướng giải quyết.”
Tiếng người khách khởi đấu lại:
– Thầy nghĩ coi, ở với nhau hơn chín năm rồi, hai mặt con với nhau. Tôi lúc nào cũng chìêu chuộng vợ con. Hồi vượt biên, đem theo được qua đây ba chục cây vàng. Sang xứ người, vợ tôi thích nghề may, tôi đã cố gắng mở cho bả một shop may, công việc làm ăn mỗi ngày mỗi phát triển. Về mặt tìên bạc, vật chất lúc nào cũng dư dả. Tôi ở Việt Nam cũng vậy, tôi có tới ba tiệm cầm đồ lận. Bả lấy tôi lúc trẻ măng đã làm chủ tiệm rồi. Lúc đó tôi thường đi thầu xây cất, lâu lâu về nhà một lần, vậy mà cũng hạnh phúc quá chừng. Bả muốn đứa con đầu lòng là trai, tôi cho bả một đứa lìên, bả muốn đứa kế là gái, tôi cũng đáp ứng ngay. Ông trờí lúc đó thiệt là có mắt.
Khách ngừng lại thở dài tiếp:
– Vậy mà qua bên đây có mấy năm, bả đổi tính liền.
Khách chắc lưỡi:
– Cũng tại tôi, nghe người ta nói bên Mỹ này không nên có con đông, tụi tui thấy cũng có lý, nên tính chuyện cai con. Nhưng vì thương vợ, sợ đàn bà cai đẻ, cột này, cột nọ, sinh biến chứng tội nghiệp, chính vì vậy tôi hy sinh cái phần của mình, cắt ống dẫn tinh…
Thầy Phú Sĩ vỗ tay xuống đùi một phát: .
– Trời ơi, bên đây thuốc ngừa thai thiếu gì, bày đặt cắt với cột làm chi.
Thầy nhấn mạnh:
Tôi là thầy tướng tôi biết, trời đất sinh người ta ra sao để vậy đừng cố bày đặt thêm bớt.
Người khách cắt lời thầy, giọng ảo não:
– Tôi cũng biết vậy chớ, nhưng nói chung là cũng vì thươngvợ, sợ bả bị biến chứng nên tôi đành cắt của mình vậy thương vợ như thế, thầy thấy có gì trật đâu, vậy mà, không hiểu tại sao từ ngày cắt ống dẫn tinh, tôi yếu hẳn về mặt sinh lý và đến nay thì coi như…
Khách nhỏ giọng xuống:
– Tôi gần như liệt luôn…
Hình như, tới đây khách xúc động… ông ta nghẹn ngào… Thầy thấy khách muốn khóc, thầy cũng im lặng.
Thầy đưa mắt nhìn trần nhà, tay thầy bấm bấm mấy đốt, bỗng thầy lên tiếng, vẻ nghiêm trọng:
– Thôi phải rồi, anh bị nghiệp rồi.
Khách chưng hửng hỏi lại:
– Nghiệp gì vậy thầy?
Thầy trầm ngâm một lát:
– Xin lỗi anh đừng giận, thì tôi mới dám nói.
– Có gì đâu thầy, thầy thương thầy giúp thôi.
Tiếng của thầy rời rạc từng chữ:
– Cái nghề cầm đồ của anh hồi ở Việt Nam đó…
Tới đây thầy bỏ lửng câu nói. Khách giựt thót mình:
– Sao thầy, việc làm ăn lương thiện, dính đấp gì tới cái nghiệp thầy?
Hình như thầy nhoẻn miệng cười, rồi thầy hớp miếng nước:
– Đó, chính từ cái chỗ đó, người không rành về âm dương dịch lý, tưởng cái cũng trôi, cũng xuông xẻ, nhưng trong cõi đời tlày, mọi việc đều có nguồn gốc của nó. Anh biết không, cầm đồ cũng chỉ là một cách cho vay cắt cổ trá hình thôi, nó còn độc hơn cho vay nữa, đồ đạc người ta mình lấy, đưa tìên mượn ăn lời, cầm rẻ cầm mắc, chỉ mong người ta bỏ rồi chặt luôn. Anh thấy hôn, như vậy không phải là bậy à. Có vay có trả, hồi đỏ anh cho người ta vay, cho nên bây giờ anh phảì trả, đời là như vậy đó, người ta không trả mà anh phải trả…