Nhờ soi gương, Ngọc phát giác ra một lỗ hổng nhỏ nằm bên cạnh gương gần giường Ngọc nằm. Ngọc đến đó dán mắt vào, nhìn qua phía bên kia. Tối om, Ngọc không thấy gì cả. Phần cái lỗ quá nhỏ. “Có lẽ người ở trươc đóng đinh loại bự treo tranh nên đã tạo ra lỗ hổng này.” Tự nhiên Ngọc cảm thấy như có con mắt nào phía bên đó đang chĩa tia nhìn vào nàng. Bản năng tự vệ xui Ngọc lùi lại. Nàng ưỡn ngực ra, hình như muốn dùng đó làm vũ khí chống lại tia nhìn lén phía bên kia tường, nếu có Động tác này làm xương sống của nàng kêu răng rắc.
Đã ơi là đã Ngọc lim dim mơ màng, nghĩ xa xôi. “Cũng, lâu rồi, không có chuyện gối chăn.” Người nàng mất đi vẻ dịu dàng nhún nhảy. Ông trời cũng hay thiệt, nếu âm dương đìêu hòa thì tấm lòng bớt rạo rực, đàng này cứ giữ gìn mãi cũng thấy khó chịu. Ngọc đưa hai bàn tay bóp vào nhau tìm hơi nóng, máu trong cơ thể chạy rần rần. Nàng bẹt hai chân ra làm thế hít thở, hy vọng tống tan ẩn ý đang lởn vởn trong đầu. Đôi chân Ngọc thon đều, dài thườn thượt, đám lông măng chạy dài từ trên xuống dưới, quắc thước lạ lùng. Chỉ bàn tay chạm vào mới thấy cảm giác, còn mắt nhìn lơ là, ngỡ rằng nàng đang mang vớ mỏng. Bất chợt Ngọc nhớ tới ông chủ nhà cũ, “ông ta khoái mình là phải lắm.” Đàn ông nhìn đàn bà đẹp mà không biết hứng thì họ thuộc loại bỏ đi? Đến đây Ngọc bỗng cảm thông cho bất cứ người đàn ông nào có ý muốn tấn công nàng. Hoa có nhụy, ong bướm nào lông muốn bỏ vòi đâm chọc?
Có tiếng gõ cửa phòng nhè nhẹ. Âm thanh lăng tăng dội vào trong. Ngọc giật mình, nàng hướng mắt về nơi chốt cửa. Hình như có nglrời dùng hai ngón tay nhịp vào gỗ nên nghe rất đều, có phần êm dịu. Ngọc vẫn chưa chịu lên tiếng. Trong nhà, ngoài mẹ con Ngọc đang share phòng với thầy Phú Sĩ, không còn ai khác. Ngọc chắc thầy muốn gọi nàng nói một điều gì đó. Có tiếng nói lọt qua khe cửa từ ngoài tông vào:
– Ngọc, Ngọc, em thức chưa?
Rõ ràng tiếng của thầy, giọng thầy hơi “đớt” cũng êm ả như lúc thầy hát.
– Có gì đó thầy, chờ Ngọc một chút!
Ngọc khoác chiếc áo “di cư” lên người, chiếc áo này rất dầy. Khi nàng tới phi trường San Francisco, hồi ở đảo mới qua, người ta phát cho mấy người tỵ nạn mỗi người một cái, gọi là quà tặng đầu tiên của hội Thiện nguyện dành cho người mới tới. Ai cũng có một cái áo giống như vậy. Bạn bè Ngọc gọi đùa là áo “di cư”. Bởi mặc nó vào, người ta biết ngay là dân mới tới. Nhìêu người qua cùng lượt với Ngọc chắc đã vứt bỏ chiếc áo “dầy cui” này rồi. Riêng Ngọc, nàng cứ giữ nó làm kỷ niệm. Chiếc áo “di cư” có khả năng làm người ta ấm trong bất cứ hoàn cảnh lạnh lùng nào. Ngọc khoái nó ở chỗ đó.
Ngọc mở cửa. Thầv Phú Sĩ nhoẻn miệng cười:
– “Hai” Ngọc.
Ngọc gật đầu đáp lễ.
– Sao, đêm qua ngủ được không?
Cam ơn thầy, dễ chịu lắm.
– Ở đây vắng vẻ tich mịch, ai cũng thích hết. Thầy ít cho ai share, thấy Ngọc mẹ goá con côi, thầy tội, mới cho ở đó.
Ngọc không nói gì qlla câu chuyện đây ân tình của thầy. Nàng ngước mắt nhìn thầy, chớp chớp mi ra điều tri ân lòng tốt của thầy. Da thầy trắng, mắt thầy sáng, môi thầy hơi phơn phớt đỏ. Thầy nổi bật trong bộ áo quần bà ba màu xậm. Trông thầy đạo mạo và tinh khiết hết sức. Nếu cái miệng thầy nhỏ lại một chút thì coi như toàn hảo. Ngọc lên tiếng:
– Thầy gọi em có chuyện gì đó thầy?
– Ờ… ờ… mớl dọn tới chấc chưa chuẩn bi ăn sáng. Thầy có mấy thùng mì với lạp xưởng của khách tặng, Ngọc cần dùng, cứ tự nhiên.
Ngọc cúi đầu cảm động. “Người chủ nhà này thiệt là lịch sự, chưa chi đã lo cái ăn cái uống cho người ớ share.” Sẵn thấy thầy đang vui vẻ cởi mở, Ngọc nhớ tới cái kính trong phòng bị nứt. Ngọc vừa vân vê bâu áo, vừa nói khẽ:
– Thầy ơi, Ngọc có cái đìêm này không biết hên hay xui, định nhờ th’ây đoán dùm.
Thầy Phú Sĩ sướng ra mặt:
– Đâu đâu cái gì đó Ngọc?
– Ở đây nè…