Thầy Phú Sĩ vẫn chưa hiểu hoàn toàn kiểu ra dấu của Tuấn Vũ khi chàng này ám chỉ vào cô gái. Thầy kê mỏ vào tai Tuấn Vũ:
– Em bây giờ đang xui lắm đó.
Tuấn Vũ hất mặt lên đáp lại nhanh:
– Trời ơi, thầy không hiểu gì hết…
Thầy Phú sĩ ngạc nhiên hơn, đờ đần:
– Vậy chớ cái gì?
– Bây giờ không phải hên xui nữa mà là cái khác.
Không kịp cho thầy Phú Sĩ hỏi thêm, Tuấn Vũ kéo thầy ra xa khỏi mâm bài. Anh ta bắt đầu lên lớp:
– ới lên đây thầy chưa thấu hiểu, đâu phải lên đây để đánh bạc không? Cái phần “bên lề” mới là đáng kể.
Thầy Phú Sĩ gục gặc đầu ra điêu hơi hiểu ý:
– Anh tính cái vụ “em út” phải không?
Tuấn Vũ cười cười:
– Ừ cái món đó đấy.
Rồi chàng ta tiếp luôn một hơi:
– Như con Phi lai đó. Nó có tên Việt Nam là Loan. Maria Bích Loan. Chừng nào mà nó thua hết tìên rồi, nếu biết cách, nhất là mình thắng chút đỉnh, mời em, tới
đâu thì tới.
Đến đây thầy Phú Sĩ xoay người lại phía em Bích Loan. Thầy ngắm nghía theo kiểu mua heo:
– Chà, con nhỏ cũng ngon cơm quá cỡ.
Tuấn Vũ không trả lời, nheo mất:
– Phải ngon cơm mới được. Mà ở đây không phải một mình em, nhìêu chi “quý phái” hơn nữa, mà hễ thua rồi thì xả láng hết.
Chuyện cờ bạc tới giây phút này đã chạy ra khỏi thầy Phú Sĩ. Câu chuyện đang bàn với Tuấn Vũ mới là tiêu đề chính.
Hai người kéo nhau lên Restaurant phía trước, vừa đếm tìên vừa “tính” việc tương iai. Trên chiếc bàn vuông ngồi phóng mắt thấy được mâm bài, ở đó thiên hạ đang dốc hết tâm thần tranh đua đỏ đen. Thầy Phú Sĩ và Tuấn Vũ lúc này giống hai kẻ đắc thắng đứng trên bờ nhìn người đi biển. Phía dưới lao xao chuyển động quá chừng, có lúc nín thở im lìm, có lúc hú lên, la lối. Thật là một hoạt cảnh vừa não nùng vừa kích thích.
Tuấn Vũ lên tiếng trước:
– Ăn đi thầy. Mấy đồng lẻ tẻ xài chừng nào cho hết?
Thầy Phú Sĩ tò mò:
– Ở đây mình trả bằng mấy đồng “chíp” được không?
– Dư sức qua cầu. ở đây mấy đồng đó là tiên mà.
Thầy Phú Sĩ móc túi ~:a đếm số “chíp” mà lúc thắng Tuấn Vũ đưa thầy cất. M(~ý đồngxanhxanh tím tím trắng trắng, vô tri vô giác được bàn tay thầy nâng niu thật kỹ: Loại một đồng, năm đồng, hai mươi lăm, một trăm…Thầy để nhẹ lên góc bàn, lẩm nhẩm. Tuấn Vũ vội vàng ra hiệu bằng mắt:
– Thầy cất vô đi. Để người ta thấy không tốt…
Thầy Phú Sĩ cảm rất nhanh câu nói này. Thầy lùa mấy đồng “chíp” vô túi trở lại. Đi một bước đàng học một sàng khôn. Tuấn Vũ là dân “ăn cơm tháng” ở đây. Khi thắng khi thua, nhưng thua thì nhìêu hơn, và theo cái “tục lệ ờ đây, hễ thua thì phải tìm cách gỡ gạc. Cách duy nhất là kiếm “phe ta” thắng, mượn tìên. Rồi đến những ngày phe ta thua, phe ta sẽ lùng kiếm người nợ đòi tìên lại. Tuấn Vũ thuộc loại thiếu khá nhiều nợ. Nhưng tâm lý của chàng là muốn “ơ”. Bởi vậy, lúc thầy Phú Sĩ mang “chíp” ra ngồi đếm, lại ngồi chung bàn với Tuấn Vũ, lỡ có tay chủ nợ nào thấy được, nhào vô, thì bi hài kịch xảy ra. Người thắng bao giờ cũng nói là thua. Lúc đi đổi tìên phải nhìn trước nhìn sau coi có “phe địch” gần ớó không mới đổi. Phe địch ở đây là mấy bạn bè cờ bạc quen biết đang bại trận. Họ rình rình chỗ đổi tìên để “kiếm chút cháo”, làm bộ gãi đầu gãi tay, nhìn quen nhìn biết. Nào là đồng quê, đồng trường, đồng nghiệp, đồng tâm, đồng tình, đồng chí… tùm lum đồng, đê có cái cơ “chấm mút” tí tìên còm. Thực ra, những gợi chuyện
bất đắc dĩ như vậy chỉ qua cũng do một chữ đồng: đồng tiền.