Nhà thầy Phú Sĩ có nuôi một cặp mèo. Lạ lùng thay, bình thường chúng gây gỗ nhau li chi. Bữa nay hai con lại thuận thảo, chúng mang nhau tới sát cạnh cửa số âu yếm. Khác với cặp nam nữ bên trong. Con mèo cái ngoài này kêu ngao ngao, nó đưa chân quơ quơ chạm vào râu con mèo đực. Chàng đực nhà ta nhắm nghìên đôi mắt phiêu lưu vào cõi trăng ngàn. Có chứng kiến cảnh này, người ta mới thấy, về phía loài vật, con cái thường chủ động các cuộc ái ân. Anh mèo đực thường ngày oai phong lẫm liệt bấy nhiêu, trước cảnh này, cụp râu xuống, thở khò khè. Chi mèo cái dùng hai chân đẩy mạnh anh mèo đực bật ngửa ra. Năm lần bẩy lượt, chàng mèo đực ngồi dậy nhưng không dám chống đối mạnh mẽ, chàng ta đùng lưỡi liếm vào đường lông tơ thon thon nơi đuôi con mèo cái. Chị này kêu nhỏ nhẹ trở lại, đuôi cong vểnh lên như tàu lá chuối bi nắng cháy uốn mình chờ đợi.
Tội nghiệp thằng nhỏ con của Ngọc, Tuấn thức dậy từ lâu Không thấy mẹ, nó đi ra sau bếp, quần một vòng sân, xong trở vào đến trước cửa phòng thầy Phú ~Sĩ~ Nó đứng tần ngần, định xô cửa vào tìm Ngọc, nhưng không dám. Phía trong có tiếng động lạp xạp lọt qua khe cửa ra ngoài. Tuấn biết có người trong đó. Đìêu này làm Tuấn ái ngại hơn. Phải chi biết chác có Ngọc trong ấy, nó dám xô cửa đại vào. Đàng này nó nghĩ là tháy Phú Sĩ đang làm việc nên cứ đứng phân vân. Ngoái đầu về phòng, Tuấn nhìn thấy đôi dép của Ngọc còn để đó, như vậy là Ngọc không có đi ra ngoài. Tuấn liếc vào, thấy có bóng hai người vật nhau. Nó lạ tùng nhìn kỹ hơn. Cảnh tình không có vẻ gì gay cấn cho lắm: có khi tay này nắm lấy tay kia, đầu này húc vào đầu kia, bốn cái chân giao đấu nhịp nhàng. Tuấn liên tưởng họ đang nhồi banh, không có vẻ gì táo bạo cả. Thỉnh thoảng có tiếng vọng nhỏ văng ra “bặt bặt”. Tiếng kêu của một trái banh xì hơi bi đè xuống thảm dầy.
Tuấn nhướng mắt, cốvận dụng nhãn lực nhưng vẫn mù mờ: “ông thầy đang vật lộn với ai vậy kìa không lẽ là mẹ mình”. Tuấn đinh ninh như vậy. Nó nằm mẹp xuống mép cửa, phía dưới thấp gần chạm thảm, hy vọng quan sát kỹ hơn. Quanh tường bây giờ là một cái lằn dài mỏng. Tuấn chỉ thấy được mờ mờ mct cái đùi trắng pha trộn vào một cái đùi khác, nhúc nhlch liên hồi, thỉnh thoảng đạp lẫn nhau. Lạ lùng thiệt, Tuấn không nghe một tiếng nói nào. Cố gắng lắm mới nghe được tiếng thở khì khì khi bổng khi trầm. Tuấn cung tay lên đinh gõ cửa can thiệp, nhưng nhớ tới lời mẹ dặn: “Đừng bao giờ tự nhiên quấy rầy thầy, thầy là chủ nhà, giúp đỡ mẹ con mình nơi ăn chốn ở, lỡ thầy giận thầy không cho tá túc thì khổ lắm.” Tuấn lại thôi và xòe nấm tay ra. Cuối cùng nó nghĩ ra kế, bắt chước người lớn, nó ho ho mấy tiếng. Hai bóng đen trong buồng đang bấu vào nhau, bị tiếng ho phá đám của Tuấn, bật văng ra rời rạc. Tuấn thấy một bàn tay quơ quơ lên, kéo chiếc mền phủ kín hai người.
Thằng nhỏ càng quái lạ hơn, ho một tràng dài. Bên trong vẫn không có ai lên tiếng. Sự im lặng khiến thàng nhỏ hơi ngán. Kinh nghiệm tuổi thơ của Tuấn cho nó biết, khi người lớn giận lên, họ không nói gì mà gương mặt hầm hầm thì nguy hiểm lắm? Tuấn âm thầm lùi lùi trở về phòng. Nó đứng lại trước cửa phòng, nhìn đôi dép Ngọc bùi ngùi. Không biết suy nghĩ sao, hoặc bởi một bực tức, nó cầm đôi dép đập mạnhvào tường kêu bạch bạch, xong nó ném mạnh vào một.góc phòng. Xui cho Tuấn, đôi dép văng trúng cái đa nhôm đựng trái cây, gây ra tiếng động lẻng kẻng…
Trong phòng, thầy Phú Sĩ đã “tỉnh” lại, chỉ có Ngọc thì hơi phờ phạc sau trận “cãi cọ” miễn cưỡng khá gay cấn với đối thủ. Tiếng lẻng kẻng vang động phía bên ngoài thật không đúng lúc, làm cuộcvui lờ dở nửa chừng, giống như kiểu trời mưa rào gặp cơn nắng quái chụp xuống. Học trò đang làm bài thi chuẩn bị kết thúc, trong khi đó lại nghe trống tan giô đánh lên, vừa bực bội vừa ấm ức.
Chiến trường được thu dọn một cách uể oải, thầy Phú Sĩ đưa tay vuết lại mớ tổc vô trật tự bù xù trên đầu. Hai bàn tay thầy gãi gãi khó chịu.
Chẳng bằng, cách đó vài phút, Ngọc đã đùng bàn tay thon mềm của nàng bấu ốâu thầy, không biết có bao nhiêu sợi tóc rụng nhưng thầy vẫn thấy êm ả, tưng tưng, lúc đó thầy có cảm giác như có ai lấy sợi thun non búng khẽ vào hai đường gân thái dương ấm áp một cách lạ lùng. Ngọc ngồi dựa lưng vào tường, mắt đăm chiêu nhìn sâu vào khoảng đen trước mặt. Chiếc thuyền nan đời thiếu phụ lại thêm một lân sóng vỗ. Con sóng kỳ khôi vừa nhu vừa cương đập trúng vào mạn thuyền nàng, nơi những khe hở đã rạn nứt từ ]âu. Ngọc nhớ lại, nàng đã cố gắng hết lòng chèo chống nhưng vẫn phải xiêu vẹo. Nước thấm vào khoang thuyền tỏa rộng mênh mang, lúc đầu Ngọc cảm thấy trôi bồng bềnh, nửa khô nửa cạn. Thật khác xa với cái thuở xuân thì, nàng giỡn bọt nước, chỉ thích được vỡ tan, nhưng rồi đâu cũng vào đấy, hết bọt này tới bọt khác, mong manh nhưng tròn trịa tạo thành. Tiếc bong bóng bao nhiêu, lại muốn đập vỡ bấy nhiêu. Tâm trạng nàng mâu thuẫn bởi những kích thích nửa bến nửa bờ. Bây giờ, tờ giàý thiếu phụ Ngọc đã rách, đang thời kỳ dán lại chờ đợi những giòng chữ mới viết lên, vàng son rực rỡ, không ngờ thầy Phú Sĩ đã dùng con dao bén nhạy đâm rách trở lại đúng ngay đấu vết chờ lành. Như vết xẹo đang kéo da non, ngứa ngáy bị gây tổn thương bật rật.
Ngọc thở hất ra một hơi ngắn, Thầy Phú Sĩ đã đo lường được trọng lượng của hơi thớ này, thầy cười vả lả:
“Anh sẽ lo liệu cho em”. Tiếng anh thầy xưng ngọt sớt, chẳng bù lại tiếng “thầy” xa cách lúc trước đó một giờ.
Trong bóng tối lờ mờ, hàm rãng thầy nổi trắng lên qua nụ cười duyên, Ngọc muốn buông lời thống trách nhưng lại thôi. Trống treo ai dám đánh thùng, bố không ai dám dở mùngchun vô’? Trong hoàn cảnh này, trái ngược lại: Chính Ngọc đã dởmùng thầy. Thầy là một con người, ai thấy muỗi mà không dang tay đập. Đập mạnh hay đập khẽ cũng phun máu, máu dính vào tay là coi như ăn tiền. Ngọc chỉ hậm hực có một đìêu là thầy đập khẽ quá. Thầy thường dùng ngón tay trỏ búng vào cánh muỗi khiến muỗi phải tránh né, bất thần thầy nhết Ngọc vào lòng bàn tay, khiến nàng ngộp thở, sau đó thầy mới ra chiêu.