Xe Taxi chỉ có thể đậu được ở ngoài hẻm, vì con đường đết vô xóm thực nhỏ. óng Giám cho Taxi đậu chờ ởngoài, theo Cúc đi bộ vô trong hẻm.
Vừa đi được một khúe, con nít trong xóm chạy theo ngay. Chứng thấy người lạ, ăn mặc lịch sự là tò mò. Cúc nhìn đám trẻ, nói:
“Thằng nhóc cứu con Đỗ Nga mấy tháng trước cũng là một trong những đứa này. Bây giờ nó kháe hẳn; đi xe Honđa, chở vũ nứ dạo phố nữa.”
Ông Giám nhìn đám trẻ cười; ông nghĩ tới thời thơ ấu mà lòng lâng lâng buồn.
Bỗngtrong đám trẻ lẽo đẽo theo sau hai người, có mộtcon bé đem dủi gọi lớn:
“Chị Cúc.”
Cúc quay lại, nhận ra nó ngay, hỏi:
“ủa, bé Tư, ba em có nhà không?”
“Dạ có, chị vô tìm ba em hả?”
“Ừ”
“Để em chạy trước cho bố em hay nhé.”
Nói xong con nhỏ cắm đầu chạy vượt lên trên, không để ý gì tới Cúc đang kêu nó không cần thiết phải làm vậy. Đi qua vài dẫy nhà đã tới khu đất trống, người ta gọi Khu Nghĩa Địa, họ băng ngang qua đây, đi hết cuối con đường mới tới nhà thầy Mạnh.
Ông Giám và Cúc chưa đi hết Khu Nghĩa Địa đã thấy thầy Mạnh lơn tơn nám tay bé Tư ra tận nơi đón. Cúc vội vàng chắp tay chào:
“Dạ, chào thầy.”
“Chào cô Cúc, con bé Tư nó kêu tôi cô tới chơi nên vội vàng la dón.”
“Dạ, con nói Bé Tư thủng thẳng để con tới nhưng nó không nghe, chạy trước, làm phiền thầy rồi.”
Thầy Mạnh mĩm cười xoa đầu bé Tư, nói:
“Con bé lý lắt, nhưng cũng được việc.”
Có lé thấy đã đến lúc phải giới thiệu ông Giám, Cúc nói”
“Thưa thầy, con tới nhờ thầy giúp giùm một việc cho ông anh họ con đây.”
Bây giờ thầy Mạnh mới nhìn lên, ngó thẳng vô mặt ông Giám cười cười.
“Ai chứ thân nhân của cô Cúc muốn tôi làm gì lại không được.” lúc ấy cũng vừa tới sân nhà, thầy Mạnh nói tiếp: “Để mời ông với cô Cúc vô nhà uống ly nước đã,
thủng thẳng nói chuyện nhé.”
Ông Giám chắp tay xá xá, nói:
“Dạ, cám ơn thầý.”
Khi thấy mọi người vô nhà rồi, đám con nít theo sau cũng từ từ tản nát, chúng lại tiếp tục cuộc chơi bỏ dở trên đường phố.trong con xóm nghèo nàn này. Trong phòng khách, thầy Mạnh rót nước mời khách; ông Giám để ý không thấy bà vợ nào của ông thầy này ra tiếp khách, từ đầu tới cuốli Mở cửa, kéo ghế, rót nước, mời khách ngồi cũng độc một mình ônglàm lấy. Ngay cả đám trẻ con cũng không thấy đứa nào nứa, có lẽ tụi nó ra ngoàl dường chơi hết rồi.
“Mời ông với cô Cúc dùng nước.”
“Dạ, dạ, cám ơn thầy.”
Ông Giám uống cạn ly trà, hằng hắng giọng, nói:
“Chẳng giấu gì thầy, nghe em Cúe nói thầypháp thuật cao cừờng về trừ tà bắt ma. Hôm nay tôi tới đây xin thầy giúp dùm đứa con tôi, nó bị một con ma làm sống dở, chết dở, làm tôi thật là khổ tâm.”
Thầy Mạnh cười hì hì:
“Ồ, có chuyện đó thực sao. Ma quĩ lộnghàng thời buổi này cũng hiếm hoi lắm. Nhất là ở thành phố to lớn này chúng ít dám xuất hiện; cái vụ này ông để tôi lo cho.”
Cúc nói vô.
“Dạ, trăm sự nhờ thầy.”
Thầy Mạnh nhìn ông Giám hỏi:
“Vậy ông có thể nói tôi nghe sơ qua cậu nhỏ ở nhà bị nó hành ra sao không. Phải thú thực, nhiều trường hợp đau ốn bệnh hoạn gì đó, cứ tưởng ma hành, chạy tới thầy bà như chúng tôi cũng vô ích thôi.”
ông Giám nói ngay:
“Tôi chạytới thầyhôm nay, phải thúthực là hết thuốc chứa rồi, chứ không phải là mê tín di đoan gì đâu. Thầy tây, thầy ta đều bó tay hết; cuối cùng họ kết luận thằng nhỏ điên, nên loạn thần kinh, thật là vô lý.”
“Như vậy theo ông thì lý do như thếnào và ma quỉ ra sao.”
Ông Giám từ từ kể lại mọi diễn tiến sựviệc, tuy nhiên ông giấu hẳn việc giết người của Giầu mà chĩ nói Xuân Nhi bị oan ức mà chết nên thành ma về trả thù thôi.
Thầy Mạnh nghe xong chép miệng:
“Tội nghiệp, tội nghiệp, đểtôi giúp cho. Ngày mai ông đem cơn ông tới đây tôi coi thế nào.”
Cúc nói:
“Thưa thầy, con của anh con ốm yếu lắm. Nếu thầy thương giúp dùm, xin giúp cho trót, chúng con đem xe tới rước thầy tới nhà được không ạ?”
Thầy mạnh đưa tay gãi đầu, cười cười. .
“Quả thực cũng có đôi khi tôi ra ngoài, nhưng mấy hôm nay Thượng Sư Trưởng Môn đi Thái Lan luyện con Thiên Linh Cái bên đó, khôngbiết bao giờ mới về, nên bỏ nhà đi xa sợ không tiện.”
Ông Giám nghe nói tới Thiên Linh Cái giật mình; hồi nào tới giờ ông đọc sách rất nhiều về loại ma con này. Người có bản lãnh luyện được thứ này không phải tay tầm thường. Ông không ngờ trong xóm lao động nghèo hèn này lại có người có bản lãnh cao như vậy thực hay sao? óng chưa kịp nói gì, Cúc đã lên tiếng:
“Dạ, con biết mời thầy đi khỏi đây thực bất tiện, nhưng nếu thầy cố giúp dùm một chuyến, thế nào cũng xin tạ ơn thầy xứng đáng mà; hơn nứa con cũng đã lở hứa với ông anh họ con đây là thế nào thầy cũng thương con mà lo lắng cho con ảnh. Ra ngoài vài giờ có gì nhiều đâu phải không thầy.”
Ông Giám lo nhìn vô thầy Mạnh, không để ý con mắt đưa tình của Cúc khi nói. Nhưng thầy Mạnh đã bắt được ánh mắt ướt át mời mọc đó, cũng như nhứng lời Cúc nói đều ẩn ý hai nghĩa mà ehỉ có người trong cuộc mới hiểu được; người thầy hơi nóng lên, gật gừ.
“Thôi thì cũng đành chiều cô Cúc một lần. Nếu Thượng Sư Trưởng Môn về biết chuyện phiền trách cững đành chiu tội, chứ người khác các vàng tôi cũng không dám nhận.
Cúc mừng rỡ chắp tay xá lia lịa.
“Con đội ơn thầy, con đội ơn thầy, để con xin gửi thầy chút tiền nhang đèn…” vừa nói Cúc vừa đưa mắt nhìn ông Giám. Hiểu ý nàng, ông lật đật móc túi đưa cho Cúc một mớ bạc, không biết là bao nhiêu. Cả Cúc lẫn thầy Mạnh cùng giật ưùnh tưởng ông đưa lộn Cúc cầm tiền ngần ngừ. Hiểu ý nàng, ông Giám nói ngay. “Chỉ có chút đỉnh gọi là lễ ra mắt, sau này thếnào tôi cũng còn phải đền ơn thầy nhiều hơn nứa. Sự thực thì tính mạng cháu còn đáng giá ngàn vàng kìa, chứ bây nhiêu có là bao đâu, xin thầy nhận cho.”
Thầy Mạnh bỗng nhìn lên nóc nhà, một vài tia nắng lọt qua lỗ hổng chiếu vô nhà, ông đã chắp vá nhiều lần nhưng không thếnào khá hơn được, những miếng tôn cũ lỗ lớn lỗ nhỏ nhiều như tổ ong làm khổ cả nhà khi trời đổ mưa. Ngay cả bàn thờ tổ cũng còn bị dột nói gì tới những nơi khác. Hồi thân phụ ông còn sống, học trò đầy nhà, hễ cứ có chuyện gì họ đều lo lắng đầy đủ cả. Cho tới đời ông, nơi này hoang tàn quá. Ông Thượng Sư Trưởng Môn cũng nghèo, lại nay đây mai đó; phải nói cũng chỉ tại mấy bà vợ ông ăn xài nhiều quá, không trách ai được. Hôm nay Cúc mang món này tới cho ông quả là lộc Tổ; chắc chắn ông phải tận tình lo lắng cho ông khách giầu có này rồi. Từhồi nào tới giờ Cúc thỉnh thoảng cũng giúp đỡ ông chút đỉnh, nhưng ông còn lạ gì nhứng cô vũ nữ già như Cúc làm sao khá được, chĩ bấy nhiêu cũng là nhiều rồi. Món tiền đưa trước hôm nay của ông khách này sẽ giúp ông chẳng nhứng thay được mái tôn, trả nợ nần lăng nhăng và còn có thể đủ để xây thêm cái bệ luyện Thiên Linh Cái nữa; món bửu bối mà ông hằng mơ ước từ lâu trong cuộc đời làm thầy của ông.
Thầy Mạnh cầm tiền đút nhanh vô túi, xoahai tay vô nhau suýt xoa.
“Ông làm như vậy kỳ quá, không biết tôi có giúp gì được ông không, rồi tiền bạc này lở tiêu hết biết lấy gì trả lại cho ông chứ.”
ông Giám cười cởi mở.
“Thầy nhận cho là quí rồi, mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên mà thầy. Miễn là thầy thựe tâm giúp đỡ là chúng tôi đội ơn thầy rồi. Còn nói dại, nếu cháu vắn số, chẳng qua cũng tại ý trời.”
Thầy Mạnh cũng cười cầu tài.
“Ông nói như vậy thì tôi yên tâm rồi. Nhưng ông tin tôi đi dù tài hèn sức mọn, tôi cũng sẽ xả thân vì cảm tình của ông và cô Cúc đây. Không những phải cứu cậu nhà cho bằng được mà còn không để cho con yêu nữ đó sống mà đi đầu thai nữa.”
Ông Giám đứng dậy cúi đầu, chắp tay xá xá thầy Mạnh, nói:
“Dạ, được như vậy chúng tôi xin qui y dưới chân Tổ nghiệp suốt đời, lo lắng cho môn phái.”
Thầy Mạnh mừng rỡ.
“Cứ như thế được rồi. Để khỏi phiền tới ông và cô Cúc đây sáng sớm mai tôi đónxe Taxi tới nhàôngcũng được.”
Cúc lụp chụp nói:
“Dà… dạ… đâu có được thầy. Hay là để sáng mai, con tới đây cùng đi với thầy tới nhà anh con, vì thầy đâu có biết nhà anh ấy.”
Thầy Mạnh đồng ý ngay.
“Như vậy cũng được, bây giờ tôi phải ra chợ mua ít đồ cúng tế và tối nay luyện phép đặng ngày mai sử dụng chứ.”
Cả Cúc và ông Giám cùng đứng dậy, cáo từ ra về. Thầy Mạnh đưa hai người qua khỏi khu đất nghĩa địa mới trở lại Trước khi chia tay, Cúc ghề sát tai thầy mạnh nói nho nhỏ:
“Tối nay đi làm về con muốn ghé thầy, có nhiều chuyện phải nói lắm; gặp thầy ở đâu tiện?”
“Thì eô tới nhà tôi đi.” .
“Vô xóm tối quá, con sợ không dám đâu.”
Thầy Mạnh ngần ngừ một lúc, nói:
“Nêú vậy tôi chờ cô ở quán cà phê cạnh chợ Thi Nghè đi mấy giờ?”
“Để con nghĩ làm một bữa tới sơln sớm cũng được, khoảng tám giờ tối đi.”
“Như vậy được rồi.”
Nói xong ông mới chợt nghĩ ra; nếu cô ta nghỉ làm một bứa, tới đây sơm sớnl một chút thì còn sợ tội cái gì nữa mà mình phải ra mãi tận chợ Thị Nghè đón chứ.
Nhưng đã nói rồi, ông không muốn nói lại nữa. Bỗng ông nhớ tới ánh mắt eủa Cúc lúc nãy, bất giác mỉm cười khoái trí, lòng lânglâng. Ông có cả thẩy bốn bà vợ, nhưng có bà nào trắng trẻo, đầy đặn được như Cúc đâu… Khi hai người đi rồi, thầy Mạnh trở về lấy xấp tiền ra đếm; ông muốn nín thở vì từ ngày làm thầy tới giờ, chưa bao giờ được cầm số tiền lớn như thế này. Số tiền này không phải như ông nghĩ; có thể sửa mái tôn mà còn có thể mua luôn căn nhà nhưthếnày nứa cũng được. Trong đầu ông bao nhiêu thứ phải thanh toán không còn là mối bận tâm nữa. Ông cất tiền xong, thủng thẳng ra chợ mua ít đồ cúng tế và một ông phật bằng nanh heo thực lớn, sửa soạn cho ngày mai.