Một hôm, một phái đoàn y tế của chính phủ gửi đến để chích thuốc tiêm phòng bệnh cảm cúng đang lan tràn khắp nước. Trong phái đoàn ấy, có một cô thiếu nữ tên là Nguyễn Nữ. Nàng ta có một sắc đẹp mỹ miều, băng thanh ngọc tú, mà những người phụ nữ trong làng khó ai bì kịp. Tôi bấy giờ cũng là một trong bao đàn ông độc thân mê say sắc đẹp của nàng, và muốn gạ ý cưới nàng. Nhưng cô gái ấy không thèm để ý đến một người nam nào, mà chỉ chuyên tâm cứu giúp những người bị bệnh hiểm nghèo.
Do một dịp đi tham quan khu làng, Nguyễn Nữ phát hiện ra anh chàng ghẻ lỡ Nguyễn Lộc. Với một tấm lòng cao thượng, hay giúp đỡ người, nàng đã tận tâm đến thăm và trị bệnh cho anh chàng nghèo khó này. Và sau một thời gian, bệnh ghẻ lỡ trên người anh ta đã được trị hẳn và anh ta đã có thể đi lại trong làng ban ngày. Có lẽ giữa nam và nữ gần gủi nhau sanh tình, chiều chiều chúng tôi thấy họ thường dạo bộ chung quanh làng. Ở bờ sông, Nguyễn Lộc thường thổi sáo, và Nguyễn Nữ thì cất tiếng hát xướng ca. Tiếng sáo và giọng ca, cứ chiều chiều vang lên nửa làm rung động lòng người và nửa kia làm dấy lên bao niềm ghanh tị trong lòng những người yêu nàng. Chẳng bao lâu, Nguyễn Lộc và Nguyễn Nữ đã làm đám cưới, mặc nhiều lời dị nghị trong làng.
Bẵng đi một thời gian, trong làng tôi xuất hiện một bệnh dịch chết người. Bệnh dịch lan tràn khá nhanh và đã có rất nhiều người bị chết. Trong lúc khủng hoảng đó, Nguyễn Lộc đã đi rao với bà con, anh ta có một phương thuốc của tổ tiên để lại có thể trị được căn bệnh. Anh ta nói, cách đây đã lâu lắm, làng này cũng xảy ra một trận ôn dịch, do hậu quả của chướng khí trong rừng phát ra, và tổ tiên anh ta đã nghiên cứu ra phương thuốc chữa trị. Chúng tôi lúc ấy, không tin mấy lời của Nguyễn Lộc, nhưng vì đã tới nước cùng, nên đã chọn một người ra thử thuốc.
Rủi sao, người này sau khi uống thuốc lăn quay ra chết. Do không xác thực là chất thuốc giết người, hay là do bệnh dịch phát tán, nên chúng tôi không bắt anh ta, nhưng lẽ dĩ nhiên chẳng một ai còn tin vào cái thứ thuốc chết bầm ấy.
Nguyễn Lộc vẫn đi nài nỉ mời làng xóm hãy uống thuốc anh ta, nhưng chẳng một ai tin lời anh ta nữa, thậm chí họ còn đem nhốt anh ta vào một cái lồng rồi treo lồng lên cây. Trong cơn tuyệt vọng chán chường, anh ta đã nhờ vợ triệu tập người trong làng lại, và anh ta nói:
– Thưa bà con láng giềng, Lộc tôi tuy chẳng tài đức gì, nhưng do may mắn có phương thuốc tổ tiên để lại nhắm có thể trị lành chứng ôn dịch này. Nay bà con không tin Lộc này, tôi xin lấy cái chết để bảo đảm cho lời nói này. Tôi chỉ khẩn xin làng xóm hãy vì tánh mạng tôi và tánh mạng của mình hãy tin vào phương thuốc tôi.
Nói xong, Nguyễn Lộc rút dao tự sát. Nguyễn Nữ sau khi tẩm liệm xác chồng, nàng mỗi ngày như một bà điên gõ cửa từng nhà, kêu gọi họ hãy ráng thử phương thuốc ấy. Và cũng vì tấm chân tình của cặp nam nữ này đã cảm động chúng tôi và chúng tôi đã chịu đi thử phương thuốc ấy. Không biết ông trời khéo trêu người, hay là do nghịch cảnh, liều thuốc ấy đã cứu giúp chúng tôi khỏi chứng ôn dịch ấy. Và sau này, khi người ta khám xác người thử thuốc lúc trước thì phát hiện ra anh ta bị rắn độc cắn chết.
Tin tức ấy như là một tiếng sét ngang tai chúng tôi. Một con người dù bị chúng tôi khinh rẻ cuối cùng lại là người cứu vớt tánh mạng chúng tôi, và anh ta đã trả giá bằng chính tánh mạng của anh. Ai trong làng cũng cảm thấy ráy rứt, ân hận, và tìm đến mộ Nguyễn Lộc để vấn nhang tạ tội. Và khi chúng tôi đến đó, đắng cay thay, chúng tôi phát hiện xác của Nguyễn Nữ bên mộ chồng. Hóa ra nàng sau khi tạo niềm tin cho dân làng thử dụng phương thuốc ấy, đã uống thuốc tự tử bên mộ chồng cho trọn đạo phu thê.
Chúng tôi chua xót, mặc cảm, tự trách, và lần lượt rời khỏi khu làng Vĩnh lịch này để quên đi dĩ vãng đau lòng ấy. Nhưng, tới tuổi đời này, tôi có thể khẳng định rằng, không ai có thể quên đi bi kịch của cặp Nguyễn Lộc-Nguyễn Nữ, và hơn nữa, chúng tôi đã gánh vác niềm ân hận suốt cõi đời này. Oâi, chỉ mong hai người họ bên kia thế giới có thể chấp nhận muôn vàn lời xin lỗi của chúng tôi, và cầu mong họ sẽ được hạnh phúc bên kia thế giới.
Câu chuyện đã kể dứt mà tôi như còn đang sống với cả quá khứ dĩ vãng 50 năm về trước và thương xót thay cho cặp tình nhân ấy. Mãi một lúc sau, tôi mới đứng lên chào ông cụ ra đi. Trước khi ra đi, ông cụ vẫy tay kêu tôi lại, trao tôi một sợi dây chuyền bạc treo lủng lẳng một trái tim vàng. Oâng nói:
– Khi Nguyễn Nữ chết, trong tuyệt thư của nàng có lưu lại một cặp dây chuyền và nói rằng, chỉ mong trao lại cho cặp nam nữ tình nhân sau này và cầu chúc họ được trọn đời bên nhau. Cách đây vài ngày, cũng có một cô gái đến thăm viếng khu làng này, và tôi đã cho cô ta một dây, nay sợi này tôi tặng anh, âu cũng là kết thúc tâm kết bao năm của tôi. Và tôi chúc anh, sẽ hạnh phúc trọn đời bên người anh yêu.
Tôi rời khỏi làng Vĩnh Lịch, mang theo một niềm tin, tình yêu và sự hy sinh luôn là những gì quý giá nhất của con người, và hạnh phúc thật sự của con người là sống chung với người mình yêu.
– – – – – – – – – – – – – –
Chỗ dừng chân kế tiếp của tôi là Việt Nam. Tôi lớn lên và sinh ra ở nước ngoài, nên vẫn luôn ao ước một dịp đến thăm đất nước này, nơi bao nhiêu người được gọi là đồng bào của tôi đã sinh ra và lớn lên ở đây. Đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cảm nhận được sức nóng dữ dội của vùng nhiệt đới này. Đón taxi đến một khách sạn, tôi làm đăng ký thủ tục lặt vặt xong, về phòng tôi dự trù kế hoạch đi chơi của tôi.
Tôi dự tính trong chuyến du lịch này, sẽ đi theo đoàn xe du lịch từ nam tới bắc, tham quan những địa danh chính như là Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Vịnh hạ long v.v
Nói là làm, sau khi tắm rửa, tôi dạo bộ đến một đoàn xe du lịch bao ăn ở và đã trả tiền xòng phẳng. Nhằm lúc có chuyến đi như vậy vào sáng mai, tôi vội đăng ký liền. Đăng ký xong, tôi dạo quanh phố Sài Gòn, ghé chơi chợ Lớn, chợ Bến Thành, và tối đến tôi dừng chân ở bến Bạch Đằng. Trong lúc đang say sưa với men thuốc và ly cà phê ở một quán dọc đường, tôi chợt thấy một bóng người bước đi lạng quạng ra vẻ say sưa đang băng qua đường. Người ấy vừa đi được giữa đường, thì tôi thấy đằng xa có một chiếc xe ô tô phóng tới như bay và bấm còi tin tin. Trong lúc khẩn cấp, tôi phóng ra, chộp lấy người ấy kéo qua một bên đường. Chiếc xe chỉ tíc tắc sau đó phóng ngang qua mặt tôi , nó chỉ cách một ly với chỗ tôi đứng. Có thể nói, nếu tôi không phóng ra kịp cứu người ấy thì coi như là người này vô bệnh viện cấp cứu là cái chắc. Gã tài xế thắng cót cái xe, ngổng đầu ra chửi:
– Đụ mẹ, mày đi đường không có mắt hả?
Tôi cũng văng tục chửi lại:
– Đĩ mẹ thằng chó đẻ, mày phóng kiểu chó má con cặc đó bố thằng nào mà né. Địt mẹ nhà mày!
Nhưng trước khi tôi văng xong câu tục thì thằng tài xế đã phóng xe dzọt đi rùi. Tôi quay lại dòm người mà tôi vừa cứu. Những xúc giác đầu tiên tôi nhận ra ở con người ấy, đó là mùi hương thơm quen thuộc nửa xạ hương, nửa hương thơm của hoa huệ. Rồi da thịt mềm mại và nét mặt xinh đẹp ấy đã cho tôi hiểu đó là một người con gái xinh đẹp. Và khi đã nhìn kỹ nét mặt ấy, tôi phải ồ lên một tiếng vì người con gái ấy không ai khác hơn là người tình đầu của tôi, Xuân Thảo. Cô ta say nghiền, mắt nhắm lại và miệng lẩm bẩm:
– Anh Cảnh ơi, anh ở đâu? Em… em ghét anh lắm…
Tôi vỗ nhẹ má Xuân Thảo nói:
– Thảo, Hùng đây, Thảo tỉnh dậy đi? Anh Cảnh đâu, Thảo tỉnh táo lại đi.