Trời tháng tư ẩm ướt, mưa không ra mưa, nắng chẳng có nắng. Khí hậu nồng nực lạ kỳ. Song phóng xe thực nhanh tới sở, chàng biết chắc cái chuyện tào lao này có ảnh hưởhg tới tương lai sự nghiệp mình. Chàng rủa thầm eái thằng khốn kiếp nào đó không biết, đào vào cái mả tổ thứ dữ này làm chi cho chàng khổ thế này. Đã vậy còn chết nhăn răng ra đó nữa mới đổ nợ. Vừa lái xe qua cổng trại, ông xếp chàng cũng vừa lái xe ra; Song bám theo luôn. Con đường đất gồ ghề dẫn tới nghĩa địa hoang vu này có ngày nào chàng không đi qua, nhưng không hiểu sao hôm nay ehàng thấy nó lởm chởm lạ thường. Bất chợt, Song nhìn thấy chú Tư. ông thầy dậy võ của chàng đang dừng xe lại nép vào lề đường, chiếc xe đạp ráp đầu, ráp đuôi mà chàng cho ông từ lâu, ông vẫn chưa đi thạo, cứ mỗi lần thấy xe nhà binh là nép vào lề đường ngừng lại ngay, khi nào “những chiếc xe cô hồn” đó lướt qua, ông mới dám leo lên xe tiếp tục đi. Song ngừng xe lại hỏi:
– Chú Tư, chú đi đâu sớnl quá vậy?
– ủa, chú Song, tôi đi đặt mấy ông phật, mà có cái gì đó, mấy ông đi đâu đông quá vậy? – Chuyện này ly kỳ lắm, để tôl nay cháu tới kể chú nghe.
– Có phải chú tới nghĩa địa người Tầu không?
Song giật mình ngạc nhiên, hỏi:
– ý, sao chú biết?
Sáng sớm nay, thằng Tào nó đánh thức tôi dậy; nói ra nghĩa địa xem cái thàng gác bị con ma nó đâm chết. Tôi nghi quá.
– Chú nghi cái gì?
– Con vợ nó eó bồ, chú biết thằng đó mà.
– Ai đó chú?
– Thằng Tâm con bà Ba bán bánh euốn đầu hẻm nhà mình đó.
– A, cái thằng có con chi trăng trắng đó phải không?
xe của ông xếp Song đã quẹo vào đường đất nhỏ, Song vội vàng nói với chú Tư:
– Nếu vậy trưa nay cháu lại nhà chú ăn cơm, mình nói tiếp, xem ehú có giúp gì được cháu không nghe. Nhớ đừng eho ai biết nữa nghe chú. Cháu đi nhe.
– Chú yên trí đi, tôi không nói với ai đâu.
Song rú ga, chiếc xe lao nhanh về phía trước, vừa lái xe, vừa suy nghĩ miên man. Con chị thằng Tâm trắng bóc, nước da đó tự nhiên làm nàng nểi bật trong hẻm lao động này. Thằng Tâm sống lang bang bao nhiêu, con chi nó lại cần cù làm ăn bấy nhiêu, cứ sáng sáng, ba mẹ con lại gánh hàng bánh cuốn ra đầu hẻm bán, thằng Tâm lởn vởn một lúc lại biến mất, còn lại hai mẹ eon vừa tráng bánh, vừa cắt thịt, vừa bán bánh cho tới chiều tối mới về. Lúc đó, thằng Tâm mới lại xuất hiện, giúp mẹ và chị nó dọn hàng. Những ngày gần tết, thằng Tâm còn cái việc ra nghĩa địa cuốc cỏ cho những gia đình đi thăm mộ. Hồi trước ông già nó làm nghề thợ hồ, thường hay xây mộ cho nghĩa địa này. Từ ngày bi té từ trên cao xuống gẫy xương sống, hai chân ông bị liệt, không cử động được nữa, cả nhà bốn người chỉ còn trông vào gánh bánh cuốn đó. Song biết thằng Tâm là dân trốn quân dịch, nhưng đối với cái xóm lao động này, tự nhiên chàng không có thắc mắc gì về những việc này cả. Ngay các sòng bài rải rác khắp xóm chàng cũng lờ đi luôn. Sự dễ dãi của Song không phải là không có lý do. Chỉ vì lò võ của chú Tư nằm tận cùng trong con hẻm này. Song đã học võ ở đây sáu, bẩy năm rồi, từ ngày chàng còn là nhân viên sưu tần mới đổi tới. Khu xóm lao động, khu sở Hàng Hà, khu nghĩa địa, đều nàm trong phạm vi hoạt động của chàng.
Cái ngày đầu tiên ngỡ ngàng đổi về đây, may được một thằng bạn cùng sở giới thiệu với chú Tư, xin cho Song học võ, phải thú thựe, vấn dề học võ chỉ là cái cớ cho Song đặt căn cứ eho việc sưu tầm phản tình báo ở đây để bảo vệ căn cứ quân sự ở vùng này. Chú Tư cũng biết ngay điều đó, nhưng ông chĩ nói với đám đệ tử thân can phải cẩn thận ăn nói khi có mặt Song. Phải nói đây là thời gian khó khăn nhất cho chú Tư, vì đa số đệ tử của ông là dân trốn quân dịch, cờ bạc, nếu không cũng đào ngữ. Sự có mặt của Song trong võ đường đã làm cho thành phần này biến mất. Bởi vậy cuộc mưu sinh của gia đình chú bị ảnh hưởng mạnh. Song hiểu điều đó hơn ai hết. Chàng bắt đầu nói gần xa, bóng gió để tìm lối thoát
cho sự mưu sống của chú Tư, nhưng không có hiệu quả, mọi người vẫn e dè sự có mặt của chàng.
Cho tới hơn ba tháng sau, một tên đệ tử thân tín nhất của chú Tư bi cảnh sát bắt vì tội trốn quân dieh. Chú Tư đem điều này than với Song, chàng thấy đây là dịp tôt để tỏ thiện chí với mọi người. Chiều hôm đó, thằng Bảy được Song lãnh ra với đầy đủ giấy tờ y là mật báo viên của sở Phản Tình Báo trong An Ninh. Đồng thời, sáng hôm sau, thằng Bảy có giấy gọi nhập ngũ vào Hải Quân, binh chủng mà mọi thanh niên lỡ cỡ như thằng Bảy hằng mơ ước. Chính Bảy cũng đã nạp giấy xin vô Hải Quân hai năm về trước, nhưng bi từ chối vì vấn dề học vấn, Bảy trốn luôn không ra trình diện quân dịch cho tới ngày bi bắt. Không những gia đình Bảy mừng, mà cả võ đường của chú Tư hân hoan như mở hội. Tự nhiên Song được tôn vinh như thần thánh. Trong ỵõ đường của chú Tư, chàng không còn bị ai nhìn với cặp mắt đố kỵ nữa. Những thàng học trò đầu bò nhất của chú cũng đã xuất hiện, tự nhiên eái đám này lại là những mật báo viên trung thành và đắc lực nhất của chàng. Từ đó phạm vi kiểm soát của Song không còn khó khăn với chàng nữa…
Chiếc xe của ông xếp Song dừng lại, xe chàng cũng vừa trờ tới. Cảnh sát cũng đã tới phạm trường, họ đang chụp hình xác ehết và thẩm vấn cô vợ của nạn nhân.
Nhân viên chàng cũng đã có mặt.
Gặp người Thẩm Sát Viên, Song cười:
– à lại gặp nhau rồi, mấy ông bên Tư Pháp, thấy vụ này thế nào đây?
– Chào Thượng Sĩ, theo lời con vợ nó thì hôm qua y say rượu, về còn đánh y thị, xong ra đây đào cái mộ này. Tụi tôi chắc là ông nội say quá vấp vào đâu té xuống,
trong lúc đang cầm con dao, tự đâm vào ngực mình thôi.
Song khôi hài:
– Đâu có đơn giản vậy ông Thẩm Sát Viên. Theo tôi thì tại nó ra đây đào mả người ta, nên cái ông nằm dưới đó lụi cho nó một dao đó. Các ông mà không bắt được con ma này thì dở lắm.
Viên sĩ quan cảnh sát cười hì hì, trả đũa:
– Nếu vậy thì tụi tôi chịu thưa. Thượllg Sĩ giám sát như thần. Có lẽ phải cho quật cái mộ này lên bắt con ma quá.
Đại úy trưởng phòng Phản Tình Báo vừa đi tới, chỉ nghe được phân nửa câu đưa đẩy, giật mình:
– ấy ấy. chớ có đào mả người ta đó nghe ông cảnh sát
Viên sĩ quan cảnh sát cười lớn, chỉ Song:
– Thưa Đại úy, tại ông Thượllg Sĩ của Đại úy chỉ thị cho chúng tôi thẩm vấn con ma.
Mọi người đều cười ồ. Song đẩ ông xếp nói chuyện với viên cảnh sát, chàng đi lòng vòng quan sát phạm trường. Bỗng chàng để ý thấy vết trói còn hơi trầy trụa ở cổ tay và chân nạn nhân. Trong đầu Song loé lên một đáp số quan trọng. Chàng nhìn quanh quẩn, thấy ngay chiếc sọ người nằm lăn lóc ở bãi cỏ xa xa. Rảo bước đến đó, Song lấy khăn mùi soa gói chiếc sọ người lại, lặng lẽ mang ra xe cất rồi quay trở vào. Ngay lúc đó, một chiếc xe Jeep nhà binh chạy vào nghĩa địa.
– ý, Mặt Trời tới.
Viên cảnh sát bấm Song, nói nhỏ:
– Ê, chỗ anh em, sư huynh đừng giấu diếm tụi này tội nghiệp. Cái vụ gì đây, làm ơn chỉ giáo cho đàn em đi. Song biết viên cảnh sát đang tá hỏa, vì các vụ án mạng như thế này xảy ra như cơln bữa. Tự nhiên An Ninh Quân Đội ùn ùn kéo tới. Bây giờ lại tới nhân vật số l của quốc gia xuất hiện thì nhất định phải là chuyện lớn rồi. Song cười hì hì, nói nhỏ:
– Biết ai đó không, coi bộ muốn hỏi đặng nhìn bà con sao?
Viên cảnh sát bắt đầu nhăn nhó:
– Sư huynh, đừng có giỡn mà, tội nghiệp quá đi.
Thật sao?
– Nói đi mà.
– Hối lộ cái gì đây?
– Tối nay một chầu Đồng Khánh tửu lầu đi!
– ái chà, nghe thơln đó, còn gì nữa?
– Tiếp theo đó thì nhất định là nhất dạ đế vương rồi. Đàn em đón tiếp sư huynh theo đúng lễ nghi quân cách mà.
– Nghe hấp dần quá, phen này thành ma cũng xin đầu quân qua Cảnh Sát thôi.
– Thôi đủ rồi, đủ rồi mà, nói đi…
– Thật tình thì chắng có gì nói, nhưng chỗ đồng nghiệp tớ hỏi thật; cậu định báo cáo như thế nào đây? Thì lúc sớnl đã nói với sư huynh rồi đó.
– Nếu vậy thì tất, xong rồi.
– Có thế thôi sao?
– Chỉ có vậy thôi cũng đã đỡ khổ lắm rồi.
– Tối thứ Bảy có cô em hẹn đi nhảy ở Chợ Lớn, con nhỏ mới tuyển được một cô lính mới thơm như mít, nhất đinh hôm đó sư huynh phải để thằng em này hộ tống tới đó rồi.
Song cười thỏa mãn:
– Khâm phục, khâm phục, tiểu đệ phục đàn anh cảnh sát đó Thôi được, lại đây
Vừa nói, Song vừa nắm tay viên cảnh sát kéo lại chỗ xác chết, chàng vạch những vết bầm tứn ở tay và chân cho y xem, nói nho nhỏ:
– Cái báo cáo của quý vị không xếp hồ sơ bỏ vào văn khố được đâu nó ehuyển lên bàn cái ông đó dó. Nếu báo cáo như ông vừa nói với tôi là bỏ mẹ.