Bà Ba tự nhiên có nhà mới thoải mái, không phải đi làm nữa, Nga đã lo đủ mọi trang trải trong gia đình và nhất là Tâm không còn phải trốn tránh như hồi đó, điều mà bà lo nhất trong đời. Bây giờ hàng ngày bà nấu cơm cho chồng con, những lúc rảnh rỗi ngồi nhà sau may vá nhìn ra sông, ngắm cảnh sinh hoạt của những thương thuyền bốc rỡ hàng ngay ngang nhà bà, thật không còn gì sung sướng hơn. Chẳng bao giờ bà mơ được như ngày hôm nay.
Còn Tâm thì khỏi phải nói, một bầu trời tự do trải thảm dưới chân. Nắm cái giấy miễn dich như là một liều thuốc trường sinh bất tử, lại thêm thẻ mật báo viên của An Ninh thì dưới gầm trời này ngoài Song ra, Tâm còn sợ ai? Ngày ngày ngồi trước mũi thuyền, phụ với chị Nga đưa kháeh trên sông Sàigòn, Tâm thấy cuộe đời đẹp chưa từng thấy. Tâm bắt đầu lân la, làm quen với những cô gái cùng trang lứa ven sông. Chẳng những Nga không ngăn cấm mà còn khuyến khích Tâm trong việc này nữa. Bởi vì cả hai chị em bây giờ cùng là mật báo viên của An Ninh trong màn lưới phản tình báo của Song, việc quen biết những người làm ăn trên giòng sông này là nhiệm vụ của chi em nàng. Tâm lại càng được trớn hẹn hò thả dàn. Bà Ba cũng biết vậy, bà hằng cầu xin ơn trên cho Tâm gặp được người vừa ý, lấy làm vợ để bà có cháu nội bồng. Cũng vì thế, Tâm đi chơi ngày đêm. Nhưng trong tất cả đám bè bạn của Tâm, ehl có mỗi mình con Tám Hý là Tâm khoái nhất. Mọi người gọi nó là Tám Hý, không biết có phải vì hai mắt nó hi hí hay là nó là con người hay trào lộng. Bố Tám Hý người Tiều, mẹ Việt, nhà thật nghèo, chi em Tám Hý đưa đò kiếm tiền sinh sống. Vì nghèo nên Tám Hý phải chèo đò chứ chưa có tiền mua ghe máy như những người khác, cái máy đuôi tôm là một ước mơ của Tám Hý từ lâu. Nó thưừng nghĩ, nếu mai này lấy chồng, thế nào cũng phải kiếm thằng nào có tiền mua cho mình một cái máy đuôi tôm mới ưng! Biết được mộng ước của Tám Hý, Tâm đang cố tìm cách nào kiếm tiền mua cho được một máy ghe đuôi tôm, Tâm nhớ hôm tung hoành với chi Nga thật dễ dàng, không đầy nửa tiếng đồng hồ mà tậu được cả nhà lẫn ghe, chưa nói tới tiền lo giấy tờ eho mình. ý nghĩ phải làm một chuyến nữa để kiếm tiền cưới vợ làm Tâm phấn khởi. Tuy nhiên, không thể nào làm một mình được, hơn nữa, súng chi Nga giữ hết và nhà cửa và phương tiện để ăn hàng lấy đâu ra? Còn như nếu hỏi Nga, Tâm chắc chắn là Nga không bằng lòng rồi, vì Tâm biết Nga là một người bảo thủ không chịu được, nếu vừa rồi không có Song xếp đặt, chẳng bao giờ Nga nghĩ tới những chuyện liều lĩnh như thế này. Tính đi tính lại, có lẽ ehỉ còn cách bàn ngay với Tám Hý, nó là một con nhỏ chịu chơi có hạng, nhưng để lộ chuyện gia đình ra, ehắc chắn chết hết. Hay là hỏi Song xoay sở cho mình một chiếc ghe đuôi tôm không biết có được không?
Tính đi, nghĩ lại cũng chẳng êm, vì Song vừa giúp đỡ gia đình mình như vậy, bây giờ đòi hỏi thêm. nứa chắc chắn là không ổn rồi, lạng quạng chị Nga nổi cơn lên, còn khổ nữa. Nếu thế ehỉ còn eách làm một mình, nhưng sẽ tìm cách kéo eon Tám Hý vào có thể có hai cái lợi. Thứ nhất là có tiền cho nó mưa máy, thứ hai là khi nó đã ở trong cuộe rồi, kể như Tám Hý nằm trong tay mình. Nếu nó có ý phản bội, Tâm thí nó liền.
Ý tưởng kiếm số tiền lớn này làm Tâm càng chú tâm vô Thương Cảng nhiều, nhất là giới trộm cắp, chỉ có giới này mới kiếm tiền không cần vốn thôi, còn như buôn lậu cũng phải có ti~n. Hôm trước, chị em Tâm có chở một ông cai phu ra phao, ông này nói: nếu Tâm muốn làm việc ông ta có thể giúp đỡ nó, xin cho Tâm vào làm một hãng bốc rỡ, làm điểm hóa viên. Tâm bằng lòng ngay, vì nó nghĩ rằng nếu muốn làm ăn trong Thương Cảng, nhất định phải làm việc thực thụ trên tầu mới có cơ hội. Nếu khi có hàng rồi, con Tám Hý có thể giúp nó chuyển đi dễ dàng, như thế thật tiện lợi, lại không nguy hiểm như lần ăn hàng Tâm làm với Nga. Tâm đem việc làm điểm hóa viên bàn với Song, Song mừng lắm, vì làm như vậy vừa có tiền, vừa hoạt động Unh báo một cách hữu hiệu hơn. Điều này eũng làm Tâm phấn khởi thêm vì được Song đồng ý và hỗ trợ, nhất đinh Tâm sẽ làm được tất cả những gì mà nó muốn một cách không khó khăn mấy. Tôi nay anh Song lại cho Tâm mượn xe Honda chở Tám Hý đi coi hát, thật là thú vi. Chị Nga vừa chở anh Song về nhà, Tám Hý cột ghe sát bên trong gầm cầu công viên cột cờ Thủ Ngữ’. Nó gửi con nhỏ Hai Trố bán hột vịt lộn coi chừng giùm. Leo lên xe ngồi đằng sau Tâm, Tám Hý nói:
Đi từ từ nghe anh, đụng một cái là hui nhị tì đó.
Tâm cười hì hì:
– Ý em đừng có trù ẻo chớ. Xe của anh Song nhưng anh lấy đi hoài, đừng có lo.
– Em nói vậy thôi, chớ leo lên xe là em giao cả mạng em cho anh rồi còn gì.
Em có chắe không?
– Chắe như bắp mà.
Em nói vậy thì anh yên trí rồi.
– Ê ê.. yên trí cái gì đó?
– Thì em mới nói giao cả mạng em cho anh mà.
– Tại sao em giao cả mạng em cho anh mà anh lại yên trí là nghĩa gì?
– Thì… thì… em tin anh, mà tin tưởng ở anh tới tánh mạng, cuộe sống em còn giao há gì tình yêu phải không? Tám Hý đập vô lưng Tâm thùm thụp, la um sùm:
– Còn lâu à nhe, đừng có nghèo mà ham. Tánh mạng là tánh mạng, tình yêu là tình yêu. Anh mà lộn xộn thì coi chừng đó.
– Anh không có đâu mà.
– Anh không có cái gì?
– Anh đâu có lộn xộn gì đâu?
– Coi anh vậy chớ cũng nhát glm héng?
Tâm chộp ngay câu nói của Tám Hý:
– Đó thấy không, em cũng biết anh nhát gan mà, Tám Hý cười khúc khíeh:
– Thôi cám ơn anh đi, mới quen người ta cố mấy bữa mà đòi chở đi coi hát rồi còn nói nhát gan.
Tâm tán tỉnh:
– Thú thiệt với em, lúe mời em, anh run muốn chết. Từ hồi nhỏ tới giờ, có biết cái vụ đi ehơi với gái đâu.
Tám Hý khoái trí, làm bộ ngây thơ:
– Thiệt không đó, mấy ông bây giờ có tin được không đó?
– Thiệt em không tin đẩ anh thề xe cán.
Tám Hý la lên:
– Ê ê đừng có thề ẩu nghe, anh đang chở người ta đó, xe cán cho chết cả hai hả?
Tâm cười hì hì:
– Thì anh muốn em tin mà.
Tám Hý lại cười khúc khích, không nói gì nữa, trong bụng thật vui. Mới quên Tâm có hơn hai tuần lễ, tự nhiên nó thấy có thật nhiều cảm tình với anh chàng này. Từ trước tới giờ, nó chĩ quen những anh chàng lính Hải Quân nham nhở hoặc những anh chàng đui què, gẫy gọng, còn những người trẻ tuổi như Tâm không phải đi lính, quả thực nó ehưa biết một ai. Tám nghĩ chắc chắn nó rất khó lấy chồng vì nó eó thành kiến với những người mặc quân phục. Lý do bạn bè nó lấy chồng lính, đứa thì lủi thủi ở nhà, đứa thì thành góa phụ sớm. Nhưng khổ nỗi, kiếm người ehồng không phải đi lính trong thời buổi chiến tranh này đâu phải dễ. Bởi vảy, khi gặp Tâm, Tám mừng như mở eờ trong bụng. Tám cố ý tìm hiểu tính Unh, gia thế Tâm. Nó ví Tâm như ông hoàng trong mộng. Nhất là mới đây Tâm lại vào làm việc cho một hãng bốc rỡ hàng, quả thựe có ngllời chồng như vậy còn mơ ước gì nữa. Hôm nay được Tâm rủ đi coi hát, lúc đầu Tám cũng làm bộ đưa đẩy chút xíu cho ra vẻ hiền lành, rồi bằng lòng ngay. Nó sợ Tâm đổi ý thì lỡ đi một cơ hội gần gữi. Thực tình, cho tới bây giờ, đang ngồi đằng sau Tâm, Tám cũng chưa biết đi coi hát ở đâu, và coi tuồng gì nữa. Đi qua bùng binh Sàigòn, xe chạy như mắc cửi, Tâm chạy chậm lại, len lỏi trong rừng xe, quẹo phải ra đường Trần Hưng Đạo. Rạp hát Đại Nam nằm gần đầu đường. Hình như rạp mới đổi phim nên đông nghẹt. Tâm phải ehen lấn hụt hơi mới mua được hai vé. Mọi người đứng chờ tràn cả ra ngoài đường. Phải chờ cho xuất trước hết mới có chỗ ngồi. Tâm ra ngoài mưa hai cây cà rem bọc súc-cô-la. Loại kem này là món Tâm thích nhất, mùi súc-cô-la thơnl và ngọt lịm, lại lạnh ngắt, ăn không chê được. Tám Hý cắn một miếng, khen:
– Cái kem này ngon quá héng, sao em không thấy người ta bán ở bờ sông?
Tâm cười, ra vẻ thành thạo:
– Mấy loại kem này người ta chỉ bán trong tiệm hoặc ở rạp hát, chớ không có đi bán rong đâu.
– Coi bộ anh rành quá héng?
Hồi đó chị Nga thường dắt anh đi eoi hát, lần nào chỉ cung mưa eà rem này cho anh ăn.
– Chị Nga thương anh dữ héng?
– Anh thấy chỉ cũng thương em lắm đó.
Tám Hý cười sung sướng. Nó nhìn Tâm thực nhanh, Tâm đã bắt gặp ánh mắt của Tám Hý và biết cảm tình Tám đã trao cho mình, bây giờ chĩ cần mình mở lời là
hai đứa sẽ nắm tay nhau đi vào tình yêu ngay. Đèn trong rạp hát đã bật sáng, người coi bắt đầu đổ ra như nước chảy. Đợi cho người ra thưa thớt một chút, hai đứa mới đưa nhau vào cửa. Vô trong, không khí ở đó lành lạnh, Tâm chỉ tay vào hàng ghế sát vách tường
– Kìa, ở đó có hai ghế trống.
– Mình vô đi, không có bà con giành đa.
– May quá, chỗ này tết đó, em vô trước đi, để anh ngồi ngoài cho.
Tám Hý ngồi xuống ghế, thở phào nhẹ nhõm:
– ái cha, mỏi chân quá rồi. Đứng từ nãy tới giờ đó.
– Anh cũng thấy mỏi nữa.
– Mà tuồng gì vậy anh?
– Anh cũng không biết, để coi tờ chương trình coi.
Tâm vừa moi được tờ chương trình ra, đèn vụt tắt, nó cười hì hì:
– Thôi, vô phim rềi, coi chương trình làm chi nữa.
Tám Hý cười khúc khích, nó nghĩ anh chàng này thực dễ thương, rủ đào đi coi hát mà cũng không biết tuồng gì, chẳng bù với mấy anh chàng Hải Quân tán tỉnh nó ở bờ sông Sàigòn, cái miệng cứ leo lẻo, kể hết tuồng này qưa tuồng khác, cả tên tài tử ciné cũng nhớ, phim nào mới, phim nào cũ eũng hay. Nhưng nó lại ky lính, nhất là lính Hải Quân. Nó có cảm tưởng eái đám đó tán gái phải có bàng cấp. Nó biết có mấy ông hút thuốc rê ở miền Trung vô, ngơ ngơ, ngáo ngáo, vậy mà đụng vô mấy ông đó là cái miệng ngọt như đường. Nhưng chừng dính vô mấy chàng đó rồi mới biết chẳng có chàng nào một đào một kép hết. Họ eó cái bệnh sưu tập đàn bà! Đèn bắt đầu tắt hết, chiếc màn nhung đỏ từ từ kéo qưa hai bên, Tám Hý nói nhỏ:
– Rạp này lớn quá héng anh?
– ừa, anh thích rạp này nhất.
– Bộ anh coi hát ở đây thường lắm hả?
Tâm thực thà:
– Không có, anh tới đây kỳ này là lần thứ ba thôi.
Lần trước cách đây hơn hai năm.
– Tại sao lâu quá vậy? Anh thích rạp này mà?
– Anh mới lo được giấy miễn dich nên bây giờ mới dám ló đầu ra.
– Làm sao anh lo được cái đó hay quá vậy?
– Anh cũng đâu có biết, anh Song lo cho anh đó.
– Anh Song là ai vậy?
– à chồng chị Nga.
– ủa, chi Nga có chồng rồi hả?
– Mới lấy thôi.
– Anh Song cho anh mượn xe phải không?
– ừa, sao em biết?
– Thì lúc nãy em thấy ảnh trao xe cho anh, em chỉ không biết ảnh là chồng chị Nga thôi.
– Anh Song tốt lắm, nhưng coi chừng ổng không hiền đâu
– ảnh có đập anh bao giờ chưa?
– Tụi anh đập nhau hàng ngày…
Tám Hý cười khúc khích:
– Dóc tổ, anh mà dám…
Tâm cười:
Vậy mới hay chớ.
– Em hổng tin.
– Anh nói cái này em tin liền.
– Nói đi.
– Anh quen anh Song trướe, rồi ehi Nga mới biết ảnh.
– Vậy có gì làm em tin anh dám đánh nhau với anh rể của anh?
– Có ehớ, em eó biết anh quen với anh Song trong trường hợp nào không?
– Không.
– Ảnh là võ sư của võ đường chú Tư. Cách đây mấy năm, anh vô đó học.
Tám Hý vỡ lẽ, cười khúc khích:
– Vậy anh Song là thầy anh?
– Đúng rồi.
– Vậy mà anh dám đánh lộn với thầy anh? Sạo tồ.
Anh Song dậy anh đánh võ thì có.
– Thì vậy đó.
– Như vậy mà anh dám nói đập lộn.
– Thì lúc đó anh đánh ảnh tự do mà, dập lộn cũng vậy thôi
– Vậy ảnh có đánh anh thiệt tình không?
Tâm lắc đầu, le lưỡi:
– ảnh mà đập thiệt tình thì bỏ mẹ. .
– Vậy mà gọi là dánh lộn?
Vừa nói Tám Hý vừa đấm vào vai Tâm. Tâm vừa né vừa nắm luôn lấy tay Tám, không buông ra nữa. Không biết Tám Hý ngả hết mình dựa vào vai Tâm hồi nào,
trong khi tay nó vẫn nằm im trơng tay Tâm.