Ba Bình đang nằm dài lặng lẻ sau một gốc cây bỗng thấy có hai bóng đen nhè nhẹ bước tới. Họ không phát hiện ra Ba Bình, nên ngồi sát ngay phía trước anh. Trong bóng tối dày đặt có tiếng người con gái thúc thích, và tiếng người con trai dổ dành:
– Bình tĩnh đi em. Có gì đâu mà em sợ!
– Em không muốn xa anh. Ngày mai sẽ ra sao?
– Ngày mai, ra biển khơi, sẽ có tàu quốc tế đón chúng ta. Em vẫn mãi mãi bên anh.
– Em lo lắm. . . nếu gặp bọn cướp biển, em sẽ nhảy xuống nước, không thể để sa vào tay chúng. . . — Không can gì. Đừng lo em. Cướp biển không thể làm gì nổi chúng ta. Chuyến đi này, chúng ta đã có ông Ba Bình bảo vệ.
– Ba Bình là ông nào?
– Là tướng cướp mà báo chí ngày trước đã tường thuật, nổi tiếng một thời, em không biết sao?
– Oâng ấy quen với bọn cướp biển à?
– Chẳng quen thì trong giới giang hồ hẳn biết tiếng nhau, cũng phải nể nhau. Nếu đụng độ ổng hẳn phải biết cách nói chuyện phải quấy với chúng.
Ba Bình thấy tim mình thót lại, máu nóng bừng dâng lên mặt. Anh bực bội đứng dậy, bước đi dọc theo hàng cây. Thì ra đến phút cuối cùng, tên anh vẫn đặt ngang hàng với bọn hải tặc. Anh định tìm lảo chủ ghe cho hắn mấy bợp tai. Nhưng anh chợt nhớ ra lảo chủ ghe đã để cho anh đi chuyến này chẳng tốn một xu. Thì ra việc đời có đi có lại. Bác sĩ, võ sĩ được miễn nộp cây để dọc đường có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ và an toàn cho mọi người. Chẳng qua đó cũng là cái giá phải trả.
Còn đang suy nghĩ thì bên cạng anh có tiếng gọi rất khẽ:
– Anh Ba! Nghe tên anh hổm rày giờ mới thấy.
Ba Bình quay lại. Trong bóng tối mờ mờ nhưng anh vẫn nhận ra cái dáng quen thuộc :
– Uûa! ông giáo Linh!
– Trái đất tròn, hôm nay lại gặp anh Ba.
– Oâng giáo ở Bầu Sấu trở về hồi nào? Oâng có khoẻ không?
– Vẫn khoẻ! Một tháng sau khi anh đi thì tôi được tha. Lần này chắc thoát khỏi Tắc Bầu Sấu.
– Sau khi cháu đi, anh em sống ra sao?
– Vẫn như cũ. À! anh Ba có biết chuyện động trời xãy ra có liên quan đến anh Ba chứ?
– Chuyện gì? Oâng giáo kể cháu nghe coi?
– Chuyện thứ nhất, một vụ nổi loạn cướp súng, dùng vũ lực uy hiếp lãnh đạo, do anh là thủ phạm. Họ tư giấy truy nã anh về tội phạm hình sự.
Ba Bình thở dài:
– Việc đoạt súng là bắt buộc. Cháu đã treo trả hai khẩu súng cùng với số đạn nguyên vẹn ở lán trại Cống Tôm.
– Nhưng theo hồ sơ họ lập, thì hai khẩu súng đó anh cướp mang đi. Do đó ghép anh vào tội bạo loạn.
Ba Bình căm phẩn kêu lên:
– Nói láo! Bịa đặt ngang xương.
Oâng giáo Linh vẫn tiếp tục:
– Còn cô Nguyệt Hương trực gác vào đêm cô Huệ trắng trốn đi, cho nên bị giam đói hai ngày, và chịu thêm ba tháng tù để thế mạng. Tất nhiên, có tiền là êm xuôi tất cả, bây giờ vẫn bình yên. À, con cô Huệ Trắng, bữa đó sao? Hôm nay đi cùng chuyến này với anh chứ?
Ba Bình cố nén xúc động trả lời:
– Huệ Trắng đã chết rồi. Cá sấu rút mất khi đi qua Tắc Vàm Nâu.
Tiếng kêu của ông giáo bật lên nghẹn ngào rồi kìm lại trong đêm vắng lặng. Sau khi bình tỉnh ông giáo cầm tay Ba Bình nói tiếp:
– Thành thật chia buồn cùng anh Ba. Ở trường ai cũng cầu mong cho anh , và cô Huệ Trắng, tin rằng hai người đã vượt yên ổn. Sau đó còn một việc ghê gớm nửa:Tám Hoạnh trình báo là anh cướp đi rất nhiều tiền bạc.
– Bữa đó cháu với Huệ Trắng chỉ lấy đi vài thứ thực phẩm cần thiết.
– Ờ. Vậy mà sáng sau họ giới nghiêm toàn trại, phong tỏa hiện trường để lập biên bản điều tra hình sự. Kết quả nông trường mất toàn bộ tiền lương anh em, tiền sắm vật tư muagiống, thuốc. . . .
Ba Bình nghiến răng nắm chặt hai tay:
– Tám Hoạnh! Mày thật là hèn hạ!
– Anh em phải đói cả tuần, nhưng ai cũng biết anh không bao giờ làm việc đó. Mấy ông ăn nhậu rồi nhân dịp đổ vấy cho anh để phi tang. Tuy vậy thủ tục biên bản khám nghiệm rất đầy đủ, và lệnh truy nã anh lập tức được thông báo khắp nơi. Ai bắt được anh sẽ được thưởng ba mươi giạ lúa.
Ba Bình nghe chuyện ông giáo Linh kể lại, bừng bừng nổi giận.
Bỏ lại sau lưng bờ cát trắng, anh đi, đi mãi trong đêm. Sương đêm lạnh dần cũng không làm anh dịu lại. Giờ đây anh chỉ còn một nỗi khao khát quay về giáp mặt với bọn Tám Hoạnh để thua đủ một phen.
o O o