VN88 VN88

Truyện Bạch Mã Khiếu Tây Phong

Hoa Huy thật là hoan hỉ, lại có vẻ ngại ngùng, u buồn nói:
– Đâu có ngờ ta chết đi sống lại, lại còn thu được một đứa học trò thông minh lanh lợi như thế này.
Lý Văn Tú cũng mỉm cười, nghĩ thầm: “Ta ở trên đời này ngoài Kế gia gia, chẳng còn ai thân thiết. Học hay không học võ công cũng chẳng làm gì. Chẳng qua thêm một sư phụ thì bớt đi một người muốn hại ta, thêm một người chăm sóc cho ta”. Hoa Huy nói:
– Trời sắp tối rồi, người dùng lưu tinh chùy mở đường, xông ra đi. Đến chỗ nào rộng rãi thì lấy mạng hai tên giặc đó.
Lý Văn Tú quả thật sợ hãi, Hoa Huy giận dữ nói:
– Ngươi không tin tưởng vào võ công của ta, sao lại còn lạy ta làm thầy? Năm xưa Mân Bắc song hùng hai đứa bỏ mạng cũng vì chiêu Tinh Nguyệt Tranh Huy này đó. Tài nghệ hai thằng giặc cỏ kia, so với Mân Bắc song hùng thì thế nào?
Lý Văn Tú nào có biết Mân Bắc song hùng võ công đến đâu, nhưng thấy ông ta nổi cáu, đành phải thu hết can đảm đẩy những tảng đá chắn lối hang ra, tay phải xách đôi hồ lô lưu tinh chùy, tay trái nhặt một mũi kim độc dưới đất lên, quát lớn:
– Bọn ác tặc chết tiệt kia, xem độc châm đây.
Hai tên giặc họ Tống và họ Toàn đang canh ngoài cửa hang, nghe thấy “xem độc châm đây”, sợ đến mất hết hồn vía, vội vàng lùi lại. Tên họ Tống vốn đã nghĩ đến chuyện nếu quả thực nàng ném kim độc thì đời nào lại báo động trước như thế, còn như nàng hô hoán ắt chẳng phóng độc châm đâu, thế nhưng trước mắt chứng kiến ba tên đồng bọn chết làm sao y dám thản nhiên không lý đến?
Lý Văn Tú chầm chậm duổi theo, trong bụng cũng sợ không kém gì hai tên cường đạo. Cả ba người đều nơm nớp lo cùng chạy ra khỏi hơn mười trượng hang núi chật hẹp. Tên họ Toàn vừa quay đầu lại, Lý Văn Tú liền vung tay trái lên, tên cướp hoảng quá, chân vấp một cái ngã lăn cù. Tên họ Tống lại tưởng y trúng độc châm, càng cố chạy cho nhanh, vọt ra khỏi động. Tên họ Toàn cũng lóp ngóp chạy theo. Hai đứa múa đao hộ thân, một tên nói:
– Mình đứng đây đối phó với con nhãi đó.
Một tên trả lời:
– Đúng thế, nếu nó có ném độc châm mình cũng nhìn thấy rõ.
Lúc đó mặt trời đã xuống dưới núi, ánh sáng buổi chiều chiếu lên mặt hai tên Tống Toàn, hai đứa hơi nghiêng đầu né cho khỏi mặt trời rọi thẳng vào mắt, bỗng nghe từ trong hang một tiếng lảnh lót:
– Coi độc châm đây!
Hai đứa vội lách qua một bên, thấy từ trong hang bay ra hai trái hồ lô, Lý Văn Tú đã nhảy ra. Hai người lúc đầu kinh hãi, đến khi thấy nàng tay cầm hai trái bầu khô, không khỏi cười rộ lên, không còn đề phòng gì nữa. Lý Văn Tú tim đập thình thình, nàng chỉ học được một chiêu võ công, chẳng biết có dùng được không, tuy khi bé có học cha mẹ ít nhiều, nhưng cha mẹ chết rồi nàng cũng không tập luyện thành thử cũng quên hết cả.
Nàng quả thực sợ hãi hai tên ăn cướp diện mạo hung ác này lắm, nếu như không cần chiến đấu mà dọa bọn chúng bỏ chạy được thì hay biết bao nhiêu, nên gằn giọng quát lớn:
– Các ngươi nếu không chạy cho nhanh, sư phụ ta Nhất Chỉ Chấn Giang Nam sẽ bước ra, độc châm của lão nhân gia giết người thật không khác gì lấy đồ trong túi, các ngươi dám trêu đếu thầy ta thật là lớn mật.
Hai tên ăn cướp này đều là bọn tầm thường, cái tên Nhất Chỉ Chấn Giang Nam cũng đã nghe qua nhưng đâu có liên hệ gì nên chẳng thèm để bụng. Hai đứa đưa mắt cho nhau, cùng nghĩ thầm: “Mình cứ tóm con bé này đem về cho Hoắc đại gia, Trần nhị gia là lập được đại công, cần quái gì đến Chấn Giang Nam, Chấn Giang Bắc?”. Hai gã bèn cùng hô hoán chia hai bên xông vào.
Lý Văn Tú giật mình kinh hãi: “Nếu hai đứa cùng xông vào, làm sao dùng được chiêu Tinh Nguyệt Tranh Huy?”. Quả thật Hoa Huy hết sức dạy cho nàng ra chiêu làm sao đả huyệt, nhưng quên hẳn dạy cho nàng làm sao đối phó với hai tên một lần. Nên biết đối địch ra chiêu, thiên biến vạn hóa, chỉ trong một hai giờ học được bao nhiêu?
Lý Văn Tú chân tay luống cuống, nhảy vội qua bên phải ba thước. Tên họ Toàn đang ở bên phải, liền xông lên tấn công, Lý Văn Tú bất kể trời đất, vung luôn hai trái hồ lô, trong cơn nguy cấp chiêu Tinh Nguyệt Tranh Huy chỉ sử dụng được có một nửa, chùy bên trái đánh trúng huyệt Thương Khúc trên ngực y, còn chùy bên phải trúng ngay thanh đao, nghe bốp một tiếng, trái bầu bị chặt vỡ, cát bay ra tung tóe.
Tên họ Tống vừa đang xông lên, đâu ngờ trong trái bầu lại văng ra nhiều cát đến thế, bị cả chục hạt lọt vào mắt, vội đưa tay dụi. Lý Văn Tú liền tung chùy ra, vì chùy bên trái vỡ mất rồi, không có thế để mượn, chỉ đánh trúng sau lưng y, nhưng lại không trúng huyệt Linh Đài. Thế nhưng trái bầu nặng đến bảy tám cân đánh vào người, tên họ Tống cũng đứng không vững, ngã sấp mặt xuống, mắt cũng không mở được, vồ trúng ngay đầu vai Lý Văn Tú. Lý Văn Tú kêu lên:
– Ôi chao.
Tay trái nàng đẩy y ra, trong cơn hoảng hốt quên là mình tay cầm mũi kim độc nên đâm luôn vào bụng y. Tên họ Tống hai tay ríu lại, chết ngay lập tức. Tuy gã chết rồi nhưng tay vẫn ôm chặt, Lý Văn Tú cố sức vùng ra nhưng vẫn không thoát. Hoa Huy thở dài:
– Con bé này ngốc thật, lúc học thì cái gì cũng thông, đến lúc làm thì làm lung tung hết cả.
Y giơ chân đá vào xương cùng tên họ Tống một cái, hai tay y liền lỏng ra, ngã ngửa về sau. Lý Văn Tú kinh hồn chưa hết, nhìn lại tên họ Toàn thấy y đứng sừng sững, hai mắt trợn tròn, không cử động gì được, đã bị cái hồ lô đánh trúng yếu huyệt chết từ bao giờ. Lý Văn Tú một ngày đánh chết năm tên cường đạo, tuy chỉ là báo thù cho cha mẹ, lại để chống cự với bọn gian ác nhưng trong lòng cũng thấy không an, đứng ngơ ngẩn nhìn hai xác chết, nhịn không nổi khóc òa lên.
Hoa Huy mỉm cười:
– Việc gì mà khóc? Sư phụ dạy ngươi chiêu Tinh Nguyệt Tranh Huy đó có hay không?
Lý Văn Tú nghẹn ngào:
– Con… con đã giết người.
Hoa Huy nói:
– Giết mấy tên giặc cỏ thì có sá gì? Sau khi võ công ta hồi phục rồi, sẽ đem một thân công phu truyền cho ngươi, sau khi việc lớn thành rồi, thầy trò mình về Trung Nguyên tung hoành thiên hạ, có gì mà không được? Đi đi đi, lại nhà ta nghỉ ngơi, uống vài chén trà.
Nói rồi đưa Lý Văn Tú đi qua một khu rừng rậm ở phía bên trái, đi độ một dặm tới một cây có hoa trắng đến một căn nhà tranh. Lý Văn Tú theo ông ta đi vào căn nhà, thấy bên trong trần thiết giản phác nhưng rất sạch sẽ phong nhã, có treo một đôi câu đối, mỗi câu bảy chữ, một câu là:
Bạch thủ tương tri do án kiếm
Câu bên kia là:
Chu môn tảo đạt tiếu đàn quan
Từ khi đến đất Hồi Cương nàng chưa nhìn thấy câu đối bao giờ, cũng chẳng ai dạy nàng học nhưng cũng may mười bốn chữ này không mấy khó, hồi còn bé mẹ nàng cũng đã dạy qua rồi, tuy nghĩa văn hoàn toàn không hiểu gì cả, nên chỉ lẩm nhẩm đọc:
– Bạch thủ tương tri do án kiếm…
Hoa Huy hỏi:
– Ngươi đã đọc bài thơ này bao giờ chưa?
Lý Văn Tú đáp:
– Chưa đọc. Mười bốn chữ này nói gì thế?
Hoa Huy văn võ toàn tài, nói:
– Đây là hai câu thơ của Vương Duy. Câu trên nói là nếu như ngươi có được người bằn hữu tri kỷ, chơi với nhau cả đời, đến khi cả hai đều đầu bạc nhưng ngươi vẫn không vì thế mà tin được người đó, có khi y vẫn ngầm làm hại ngươi đó. Ngươi đến trước mặt y, cũng vẫn nên tay để vào đốc kiếm. Câu trên của đôi câu đối này có nghĩ là “tình người đổi trắng thay đen, lên xuống như sóng nước”. Còn câu “Chu môn tảo đạt tiếu đàn quan” thì nói là bạn ngươi đến khi đắc ý rồi, đường mây rong ruổi, đừng có mong y đề bạt mình, giúp đỡ mình mà y cười cho đấy.
Lý Văn Tú từ khi gặp được ông già, thấy ông ta dối với mình cái gì cũng ngần ngại đề phòng, mãi đến khi mình giúp ông ta nhổ kim độc ra rồi mới tin là mình không có ý hại ông ta, đến khi nhìn thấy hai câu đối này nghĩ rằng trong đời hẳn ông ta đã bị người ta hãm hại rất lớn, mà người đó chính là người bạn lâu năm, thành thử mới hận đời, dè dặt đến thế.
Lúc này nàng không tiện hỏi thêm chỉ lặng lẽ đi xuống nấu nước pha trà. Hai người mỗi người uống hai chén rồi, tinh thần cao hứng, Lý Văn Tú nói:
– Sư phụ, con phải đi về đây.
Hoa Huy ngạc nhiên, trên mặt mười phần thất vọng nói:
– Ngươi đi ư? Ngươi không theo ta học võ à?
Lý Văn Tú đáp:
– Không, đêm qua con không về, Kế gia gia hẳn là lo lắng lắm. Đợi con nói cho ông ta nghe rồi sẽ quay lại học võ nghệ.
Hoa Huy đột nhiên nổi giận, mặt đỏ lên, lớn tiếng:
– Nếu ngươi nói cho y nghe thì từ rày đừng có lại đây gặp ta nữa.
Lý Văn Tú giật mình nhảy dựng lên, nói nhỏ:
– Không nói cho Kế gia gia nghe ư? Ông ấy… ông ấy thương con lắm mà.
Hoa Huy nói:
– Nói với ai cũng không được cả. Ngươi phải lập lời thề độc, việc ngày hôm nay, dù ai cũng không nói cho biết, nếu không thì ta không cho ngươi ra khỏi núi này đâu…
Ông ta nổi giận, vết thương trên lưng lại đau kịch liệt, “A” lên một tiếng ngất xỉu. Lý Văn Tú vội đỡ ông ta lên, lấy nước lạnh đắp lên trán ông ta. Một lúc sau, Hoa Huy từ từ tỉnh lại, lạ lùng hỏi:
– Sao ngươi chưa đi?
Lý Văn Tú hỏi lại:
– Lưng thầy còn đau lắm không?
Hoa Huy đáp:
– Đỡ nhiều rồi. Ngươi bảo ngươi muốn đi về, sao còn chưa đi?
Lý Văn Tú nghĩ thầm: “Kế gia gia cùng lắm cũng chỉ trông ngóng mình thôi, còn sư phụ bị trọng thương thế này, nếu mình không ở lại chăm sóc cho ông ấy, sẽ chết không chừng”. Liền nói:
– Sư phụ không khỏe lắm, để đồ nhi ở lại hầu hạ thầy vài ngày.
Hoa Huy nghe thế mừng lắm. Đêm hôm đó hai người nghỉ ngơi trong túp lều tranh, Lý Văn Tú đi nhặt cỏ khô, nằm ngay trên nền nhà, trong giấc ngủ nằm mơ tỉnh lại mấy lần, khi thì mơ thấy mình bị giặc bắt đi, lúc thì mơ thấy ác quỉ máu me đầy người đến đòi mạng. Sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy Hoa Huy nghỉ thêm một ngày nữa tinh thần đã thoải mái lắm rồi. Ăn sáng xong, Hoa Huy liền dạy nàng võ công lại từ căn cơ nội công, nói:
– Con tuổi đã lớn rồi, bây giờ mới luyện thượng thừa võ công, quả cũng đã muộn. Thế nhưng một là con tư chất thông minh, hai nữa sư phụ cũng chẳng phải loại tầm thường. Minh sư thu cao đồ, còn sợ gì nữa? Chỉ năm năm nữa, trong võ lâm ít có người địch lại con.
Cứ như thế luyện bảy tám ngày, Lý Văn Tú tiến bộ rất nhanh, vết thương trên lưng Hoa Huy cùng từ từ bình phục, lúc ấy nàng mới bái biệt sư phụ cưỡi con ngựa trắng quay về. Hoa Huy không bắt nàng lập lại lời thề nữa. Nàng về nhà rồi nhưng cũn không nói cho Kế lão nghe chỉ nói nàng bị lạc đường trên sa mạc, mỗi lúc một xa, mau gặp được một đoàn lái buôn đi lạc đà mới khỏi chết khát trên bãi cát.

Từ đó cứ mười ngày nửa tháng, Lý Văn Tú lại đến nơi ở của Hoa Huy vài ngày. Nàng sợ gặp lại bọn cướp, khi ra đi luôn luôn mặc đồ đàn ông Cáp Tát Khắc. Trong mấy ngày đó, Hoa Huy tận lực dạy nàng võ công, Lý Văn Tú trong lòng cũng không có gì phải nghĩ ngợi thành thử một lòng một dạ học võ, quả nhiên cao đồ gặp được minh sư, tiến bộ rất nhanh.
Cứ thế hai năm trời, Hoa Huy vẫn thường than thở:
– Với tài nghệ con bây giờ, trên giang hồ đã vào hạng cao thủ đệ nhất, nếu như về đến Trung Nguyên, chỉ ra tay là đã nổi tiếng rồi.
Thế nhưng Lý Văn Tú đâu có nghĩ đến chuyện quay về Trung Nguyên, được “nổi tiếng” trên chốn giang hồ, thế nhưng muốn báo thù cho cha mẹ, khi gặp bọn cướp không đ chúng gia hại thì không thể không luyện võ công. Trong nơi sâu kín nhất của lòng nàng còn một ý niệm là: “Nếu như ta học võ giỏi rồi, ta có thể cướp Tô Phổ lại”. Thế nhưng ý nghĩ đó nàng không mấy khi nghĩ đến, mỗi khi dấy lên mặt nàng lại đỏ bừng. Nàng tuy không dám nghĩ đến nhiều, nhưng ý nghĩ đó nằm sâu trong tim, và càng ngày nàng ở với Kế gia gia càng ít, ở lại với sư phụ mỗi lúc một nhiều.
Kế lão hỏi nàng đôi lần nàng không chịu nói, biết từ bé tính tình cô gái cứng đầu, đã định làm gì là không thay đổi nên cũng không hỏi thêm nữa.
Hôm đó Lý Văn Tú cưỡi con ngựa trắng, từ nơi sư phụ quay về nhà. Đi được nửa đường, bỗng thấy ráng đỏ nổi đầy trời, khí hậu sa mạc thay đổi thất thường, gió bấc mỗi lúc một mạnh, xem ra một cơn bão tuyết đang kéo đến. Nàng giục ngựa phóng nhanh, thấy những người chăn cừu đang lùa gia súc về chuồng, trên trời chim chóc không còn thấy con nào nữa. Nàng vừa về đến nơi, bỗng nghe tiếng vó ngựa lộp cộp, một người cưỡi ngựa chạy tới. Lý Văn Tú hơi kinh ngạc: “Hiện nay bão tuyết đến nơi, sao lại còn ai ra khỏi nhà đây?”. Tiếng vó ngựa đến gần, thấy trên lưng là một người khoác một tấm áo khoác bằng len đỏ, chính là một người đàn bà Cáp Tát Khắc.
Nhãn lực Lý Văn Tú bây giờ khác hai năm trước xa, từ xa đã nhìn rõ người đàn bà đó thân hình mảnh dẻ, mặt mũi xinh xắn, chính là A Mạn. Lý Văn Tú không muốn hai người gặp nhau, xoay đầu ngựa, chạy đến phía nam một ngọn đồi nhỏ, náu mình sau tàn cây. Nàng thấy con ngựa của A Mạn cũng chạy về hướng ngọn đồi, vừa đến bên chân núi bỗng huýt một tiếng còi, trên đám cây trên đồi cũng có tiếng đáp lại. A Mạn nhảy xuống ngựa, một người đàn ông chạy đến bên nàng, hai người ôm chặt lấy nhau, vọng ra tiếng cười ròn rã. Người thanh niên kia nói:
– Sắp có bão tuyết đến nơi rồi, sao em còn ra đây?
Chính là tiếng của Tô Phổ. A Mạn cười đáp:
– Anh ngốc này, sao anh biết sắp có bão tuyết, vậy mà vẫn còn liều mình đứng đây đợi em?
Tô Phổ cười đáp:
– Hai đứa mình ngày nào cũng gặp nhau nơi đây, so với ăn cơm còn quan trọng hơn. Dù phải xông vào đao kiếm, anh cũng vẫn đến đây chờ em.
Hai người sánh vai ngồi trên ngọn đồi nói chuyện yêu thương, Lý Văn Tú chỉ cách mấy gốc cây, nghe mà ngơ ngẩn. Tiếng hai người có lúc rất lớn, nghe thật rõ ràng, có lúc lại chỉ rì rầm, không nghe thấy gì cả. Cũng có khi hai người không biết nói chuyện gì vui mà cùng cười rộ cả lên.
Thế nhưng dù hai người có nói lớn, Lý Văn Tú cũng chỉ vào tai này, ra tai kia, nàng chẳng muốn nghe lén hai người nói chuyện tình. Trước mắt nàng chỉ thấy hai đứa trẻ, một nam một nữ ngồi nói chuyện trên triền cỏ. Đứa trẻ con trai là Tô Phổ, còn đứa bé gái chính là nàng, hai người đang kể chuyện xưa, những chuyện gì thì nàng cũng quên rồi, nhưng hình ảnh mười năm trước, vẫn rõ ràng hiện ra trước mắt…
Tuyết từng mảng như lông ngỗng rơi xuống, phủ lên trên mình ba con ngựa, trên ba người. Tô Phổ và A Mạn nói chuyện đang vui, chẳng để ý đến, còn Lý Văn Tú cũng không cảm thấy gì. Bông tuyết bắt đầu tụ lại trên đầu ba người, cả ba đầu tóc trắng xóa.
Mấy chục năm sau, tóc cả ba người cũng đều sẽ bạc, thế nhưng Tô Phổ và A Mạn vẫn còn cười nói vui vầy, còn Lý Văn Tú hẳn vẫn cô đơn tịch mịch? Nàng vẫn còn nhớ đến người xưa, liệu người xưa có còn chút nào hình bóng của nàng không?
Đột nhiên trên cành có những tiếng kêu lộp bộp, A Mạn và Tô Phổ hai người cùng nhỏm dậy, kêu lên:
– Mưa đá, mau về thôi.
Hai người liền nhảy lên ngựa. Lý Văn Tú nghe hai người kêu lên cũng giật mình tỉnh mộng, những mảnh băng bằng ngón tay đã rơi trên đầu, trên mặt, trên tay, thật là đau đớn, vội vàng cởi chiếc mũ lông trên yên đội lên đầu phi ngựa chạy về.
Khi nàng về đến nhà thấy trong ngõ buộc hai con ngựa, một con chính là ngựa A Mạn cỡi. Lý Văn Tú ngạc nhiên: “Hai người đến nhà ta làm gì thế này?”.
Khi đó mưa đá mỗi lúc một lớn, nàng liền dắt ngựa đi theo cửa sau mà vào, nghe tiếng oang oang của Tô Phổ:
– Lão bá bá, mưa đá lớn quá, chúng tôi chắc phải đợi thêm một lúc nữa.
Kế lão đáp:
– Bình thời mời các vị cũng không đến, để tôi xuống đun một ấm trà.
Từ khi bọn Tấn Uy tiêu cuộc đến thảo nguyên cướp bóc, người Cáp Tát Khắc cực kỳ thù hận người Hán, tuy Kế lão ở đây đã lâu, người Cáp Tát Khắc lại hiếu khách, không đến nỗi tống cổ ông ra khỏi khu vực của họ, nhưng tất cả đều rất ít lai vãng. Chỉ khi nào có chuyện đại hỉ, người ta mới đến mua rượu của ông, chỉ khi nào gia súc bị bệnh không cách nào trị được, người ta mới đến mời ông chữa giùm. Lều của A Mạn và Tô Phổ lúc ấy lại ở xa, nếu không phải vì trốn bão tuyết, thì có đến mười năm nữa chưa chắc họ đã đến nhà ông một lần.
Kế lão xuống bếp, thấy Lý Văn Tú mặt mày đỏ gay, đang ngơ ngẩn xuất thần, nói:
– A… ngươi về…
Lý Văn Tú vội vàng nhảy tới, giơ tay bịt miệng ông lại, ghé tai ông nói thầm:
– Đừng để họ biết cháu đang ở đây.
Kế lão thấy thật là lạ lùng nhưng cũng gật đầu. Một lúc sau, Kế lão đem rượu sữa dê, nhũ lạc[5], hồng trà ra để tiếp khách. Lý Văn Tú ngồi bên bếp lửa, văng vẳng nghe thấy tiếng cười nói của Tô Phổ và A Mạn từ nhà trên vọng xuống, khiến một ý nghĩ nàng không sao chế ngự nổi: “Ta muốn ra gặp chàng, nói với chàng vài câu”. Thế nhưng khi nghĩ đến những lời chửi rủa của cha Tô Phổ và cái roi của ông ta, tuy đã mười năm qua nhưng không lúc nào tiếng roi của Tô Lỗ Khắc không vang vang trong đầu nàng.
Kế lão quay lại bếp, đưa cho nàng một bát trà nóng trộn váng sữa đưa cho nàng, trong ánh mắt đầy vẻ từ ái. Hai người sống chung đã mười năm, thật chẳng khác nào ông nội với cháu gái, hai bên lo lắng cho nhau, người kia suy nghĩ gì trong lòng, người này cũng hiểu được. Tuy nhiên hai người vì không phải là ruột thịt nên không có được cái cảm ứng tương liên như tình ông cháu thực.
Lý Văn Tú đột nhiên hạ giọng nói:

VN88

Viết một bình luận