Lúc đó quá hoảng sợ, nàng chạy đến bên gương và ngắm mình trong đó; và thình lình nhận thức rằng người nàng nhập hoàn toàn không giống Khoáng Vân chút nào. Nàng vội báo tất cả chuyện cho lão phu nhân hay, và cuối cùng cũng thuyết phục lão phu nhân tin là nàng chính thực là Khoáng Vân chứ không phải Trác Đơn; nàng khóc suốt buổi bởi vì nàng đã thay đổi hoàn toàn, về dung mạo có phần xấu hơn nhiều . Và bất cứ lúc nào nếu nàng tình cờ gặp Tử Liên, nàng sẽ rất là hối hận, nghĩ rằng làm hoang hồn sẽ tốt hơn làm con người . Nàng ngồi xuống và xoa xoa lên mặt chiếc hài, không ai có thể an ủi nàng; và cuối cùng, nàng mặc vào bộ đồ ngủ, nằm bất động, từ chối hết tất cả thức ăn mang đến. Thân thể nàng bỗng sưng lên, và bảy ngày nàng đã không ăn, nhưng không chết; và rồi nàng bị sưng to hơn, cơn đói cực độ đến với nàng và thúc dục nàng ăn. Rồi nàng trở chứng bệnh lạ ở ngoài da, tróc lở từng mảng; và khi nàng thức dậy vào buổi sáng, nàng phát hiện đôi giày rớt ra khỏi chân rơi xuống giường. Cố gắng mang nó trở lại, nàng phát hiện rằng đôi giày quá rộng; rồi nàng lấy ra đôi hài cũ của Khoáng Vân mang thử sao, bỗng thấy vừa vặn với đôi chân. Thật vui mừng, nàng chạy đến bên gương, và thấy hình ảnh mình cũng thay đổi trở lại như lúc đầu vẻ đẹp của Khoáng Vân; vì thế nàng mau rửa mặt và thay đồ, đi thẳng tới thăm lão phu nhân.
Mọi người gặp nàng thì ngạc nhiên hết cỡ, không biết là ai mà đẹp như tiên nga, nhưng nghe nàng thuật lại đầu đuôi thì vui mừng biết mấy; và khi Tử Liên nghe được câu chuyện kỳ lạ đó, nàng cố gắng thuyết phục Mộng Côn xin đến cưới nàng. Nhưng vị cô nương đó giàu có trong khi Mộng Côn nghèo nàn, và rõ ràng không có cách nào khác hơn. Tuy nhiên, vào ngày sinh nhật của Trác Đơn, tức Khoáng Vân biến thành, Mộng Côn cùng với nhiều người khác đến chúc mừng; và khi mẹ của Trác Đơn biết ai đã đến, bà liền bảo Trác Đơn lén nhìn chàng từ phía sau tấm rèm. Mộng Côn đến sau chót; và không kềm chế được lòng mình, lập tức chạy tới bên Trác Đơn, gọi tên, “Khoáng Vân, Khoáng Vân, nàng hãy trở về cùng huynh.” Mẹ nàng vui mừng cho là phải và cố ý ghép nàng cho chàng, nàng mắc cỡ bỏ chạy vào trong; nhưng Mộng Côn đã nhìn thấy nàng trước đó, rõ ràng là khuôn mặt và hình dáng của Khoáng Vân không chối cãi được; chàng bắt đầu khóc, và quì lại mẹ nàng, bà đỡ chàng dậy không nói lời nào . Mộng Côn cáo từ lão phu nhân và sau đó mời người chú ruột từ Tô Châu đến xin lễ hỏi; kết quả là một ngày tốt lành được chọn cho hôn lễ .
Vào thời điểm đã định Mộng Côn tiến lễ sang nhà gái để rước dâu; và khi chàng trở về thì phát hiện rằng, thay vì bàn ghế tiện nghi nghèo nàn thì là những tấm thảm nhung được lót từ ngạch cửa vào, và hàng ngàn chiếc đèn lồng sang trọng với chữ “Song Hỷ” được treo lên khắp mái hiên và quanh cột nhà. Tử Liên đưa tay đỡ lấy cô dâu nhập gia, và kéo khăn che mặt của nàng lên, phát hiện nàng vẫn là cô nương xinh đẹp như ngày nào, gọi, “Khoáng Vân, muội đã trở về”. Tử Liên cũng gia nhập với đôi tân lang và giai nhân uống ly rượu giao bôi, sau đó cả ba người cùng hoang lạc trên giường tân hôn thật vui vẻ . Chị em hòa thuận, không ghen tuông, cùng nhau và coi Mộng Côn là một vị phu quân tốt. Sau đó Tử Liên mời Trác Đơn kể lại hết sự tình từ ngày mất tích. Trác Đơn nhớ lại:
“Trải qua những điều đau khổ khi xa tỉ và chàng, muội mới hiểu hết được tình yêu; và sau cái ngày xa rời tỉ, muội tưởng chừng sẽ là một cô hồn các đảng mãi mãi không biết trôi dạc về đâu. Vì thế muội đi lang thang không định nơi chốn, và bất cứ lúc nào muội thấy một tia hy vọng sống còn, muội điều lao vào tìm kiếm. Ban ngày muội núp trong tán cây và bụi cỏ, nhưng ban đêm muội bay đi tứ phương. Và một lần nọ, muội đến trước nhà viên ngoại, ngoài cổng có khắc chữ “Chu Viên Trang”; ở đó, thấy một vị cô nương trẻ đang nằm trên giường chết, bấm huyệt muội thấy rằng cô ta sanh cùng ngày cùng tháng, quả thật là nhân tuyển thích hợp; muội liền mượn xác hoàn hồn để trở lại dương thế.” Khi Tử Liên nghe hết câu chuyện, nàng đâm chiêu suy nghĩ điều gì đó mông lung; và một tháng hoặc hai tháng sau đó thì bỗng trở bệnh trầm trọng một cách vô cớ. Nàng từ chối tất cả các linh dược, và càng lúc càng tệ hơn, Khoáng Vân và Mộng Côn buồn rầu đứng khóc như mưa bên cạnh giường. Thình lình nàng mở mắt ra và nói, “Thiếp ước gì được sống cùng chàng và Vân muội như một con Người nên thiếp sẵn sàng hy sinh 500 năm tu luyện để đạt được. Nếu có duyên thì chúng ta sẽ tương phùng vào 14 năm sau.” Khi nàng dứt lời, linh hồn cũng lìa khỏi xác, và tất cả chỉ còn lại cái xác của con chồn. Tuy thế, Mộng Côn vẫn mai táng đàng hoàng với lễ nghi đầy đủ như con người.
Lúc bấy giờ vợ chàng không có con, đang mong ngóng; và một ngày kia, người hầu chạy vào và nói, “Có một lão bà ở bên ngoài dẫn một đứa bé gái gạ bán.” Vợ của Mộng Côn cho vời bà vào; và vừa trông thấy mặt đứa bé gái, nàng nói to kinh ngạc, “Tại sao cô bé lại giống hệt như Tử Liên!” Mộng Côn bèn nhìn cô bé, và không còn chối cải gì, quả thật là cô bé giống y vị cố nhân. Lão bà nói cô bé14 tuổi; và khi hỏi giá cả ra sao, thì báo rằng chỉ muốn cô bé được nơi nương tựa và đủ sống qua ngày, không bị chết đói . Thế là Mộng Côn trả một giá tốt cho lão bà; và vợ chàng, dẫn đứa bé gái vào thư phòng. Rồi nàng bệu cằm cô bé, hỏi và cười, “Em có biết tôi không?” Cô bé nói là không biết; sau đó cô bé nói tên là Quan Liễu Đề, và cha của cô bé là một thương gia ở Giang Nam, đã chết ba năm trước vì bạo bệnh. Gặp được lão bà cứu vớt và trôi dạc về đây.
Vợ Mộng Côn liền tín toán thời gian mà Tử Liên chết vừa đúng cách đây 14 năm; và, nhìn cô bé không khác nào trong bất cứ cử chỉ hay lời nói, vỗ nhẹ vào đầu cô bé, nói, “À, em gái của tôi, em đã hứa đến thăm chúng tôi trong 14 năm, và em đã giữ được lời hứa.” Cô bé nghe nói thế dường như tỉnh lại một giấc chiêm bao, và thốt lời kinh ngạc, nhìn chầm chầm vào vợ của Mộng Côn xúc động. Chính Mộng Côn, lúc này đã trạc tuổi trung niên, cũng cười to và nói, “Giống như mạch nước đã trở về nguồn xưa…Tốt lắm tốt lắm!”
“Bây giờ tôi đã hiểu,” cô bé khóc lóc nói; “Em nhớ lại lời mẹ nói rằng: khi em sinh ra em không thể nói chuyện được; và đó, tưởng rằng em bị tà ma quỹ ám, họ cho em uống chu sa (máu chó), thế là em quên tất cả các chuyện xưa kia, quên đi lời hứa hẹn. Có phải đây là giấc chiêm bao, em mừng quá, chị đây chắc là chị Khoáng Vân ngày nào, người đã nhập xác vào Chu Trác Đơn đây mà” Thế là họ trò chuyện về những tháng ngày xưa kia, nhắc lại bao kỷ niệm, với những giọt lệ hạnh phúc; nhưng khi đến thời gian giỗ mộ, Trác Đơn giải thích rằng vợ chồng nàng có thói quen hàng năm thăm viếng và cúng vái trên mộ của Tử Liên. Cô bé đáp rằng cô sẽ cùng đi với họ ; và khi họ đi tới mộ thì phát hiện khắp nơi vung vải, và chiếc hòm cây đã bị tung nắp. Ở đó có bộ xương trắng của con chồn.
“Tử Liên và muội,” Trác Đơn nói với chồng, “đã có sự liên hệ mật thiết với nhau ở hai cõi âm dương, quả là duyên số. Nay mộ đã vỡ, ắt do trời định. Hãy để cho chúng em không tách rời, chôn bộ xương em ở đây với bộ xương nàng.” Mộng Côn đồng lòng, và lên kinh thành tìm kiếm bộ xương của Khoáng Vân đem về và chôn cùng với bộ xương chồn Tử Liên; sau đó cả ba người lên núi sống ẩn dật hạnh phúc bên nhau. Trong bạn bè và bà con dòng họ, hay tin câu chuyện lạ kỳ, tụ họp vòng quanh nấm mộ trong trang phục nghi lễ đến viếng thăm và ngưỡng một mối tri âm của ba người, và năm này qua năm khác phong tục đó vẫn còn giữ tới ngày nay vào mỗi ngày rằm.
(Hết Truyện 18+ Tại Ditnhau18.com)