VN88 VN88

Đê mê cọ sát xác thịt

Người thanh niên nhướng cao đôi mi, sằn giọng đáp:
– Ta tới đây khuyên cô với long tốt và người này ta phải mang đi là cái chắc. Các người có giỏi thì làm gì nào?

Người thiếu nữ áo đỏ giận rung lên, nàng vuốt ngực giằn cơn thịnh nộ, quay về Xuân Nương, chấp tay thưa:
– Bẩm sư phụ, xin cho con giải quyết tên tặc tử nà ạ!

Xuân Nương mắt nhìn người con gái áo đỏ, và nhìn lại người thanh niên, rồi gật đầu. Chỉ đợi vậy, người con gái áo đỏ, rút toát gươm bên hông, phát chiêu ‘Tây Thi nâng gương’ toạ thế và sử dụng ‘Việt Nữ Kiếm’ ào ạt tấn công gã thanh niên sinh sự này. Bài kiếm này được phổ biến khắp thiên hạ, nhưng tùy công phu và cách sử dụng uyển chuyển của từng người mà biểu hiện sự lợi hại của đường kiếm pháp ấy. Có thể nhìn đường kiếm của người con gái áo đỏ này, người kiếm thủ có thể thấy rằng nàng đã luyện tới mức tối thượng của bài kiếm long danh thiên hạ đây.

Việt nữ kiếm từ đâu mà ra? Vâng thưa, nó được sáng tác bởi một người con gái Việt từ thời Việt Vương câu tiễn. Một hôm, Việt Vương Câu Tiễn hỏi tướng quốc Phạm Lãi:
– Ta có ý muốn báo thù Ngô Vương Phù Sai, thủy chiến phải dùng thuyền, lục hành thì phải dùng xe. Xe thuyền muốn dùng được đều phải dựa vào các loại binh khí (binh nỗ). Ngươi là mưu sĩ của quả nhân, có cách gì giúp ta được không?

Phạm Lãi đáp:
– Thần nghe nói người xưa khi không chinh chiến thì phải tập luyện, thao dợt đội ngũ, chỉ huy tiến thoái. Lành hay dữ cũng đều do công phu mà thành. Nay nghe tại nước Việt ta có một cô gái còn trẻ (xử nữ), ở tại rừng phía nam, cả nước ai ai cũng khen ngợi. Xin đại vương mời cô ta đến gặp xem sao.

Câu Tiễn đồng ý sai sứ đi mời xem cô gái hỏi xem có thể chỉ dẫn về kiếm kích hay chăng. Cô gái liền đồng ý đi lên miền bắc để hội kiến với Việt Vương, trên đường gặp một ông già, tự xưng là Viên Công. Viên Công hỏi:
– Ta nghe nói nàng giỏi kiếm thuật, muốn xem thử ra sao?

Cô gái đáp:
– Thiếp quả không dám dấu, xin ông cứ tự tiện.

Viên Công bèn nhổ một cây trúc Lâm Ư, một nửa đã khô, nửa kia gãy ra rơi xuống đất. Cô gái liền chộp lấy. Viên Công cầm cành tre đâm cô gái, cô gái liền gạt ra rồi nhân đó tấn công vào. Tấn công ba lần, vào sát người giơ gậy đánh Viên Công. Viên Công vội nhảy vọt lên cây, biến thành một con vượn trắng chạy mất. Cô gái lại tiếp tục đi gặp Việt Vương.

Việt Vương hỏi:
– Đường lối đánh kiếm là như thế nào?

Cô gái đáp:
– Thiếp sống ở trong rừng sâu, lớn lên chung quanh không có ai nên không theo học đường lối nào cả, cũng chưa từng đi đến nước nào khác. Thiếp bản tính thích đánh nhau, nên luyện tập ngày đêm không ngừng nghỉ, chẳng được ai dạy dỗ mà tự mình nghĩ ra thôi.

Việt Vương hỏi:
– Thế lối đánh đó ra sao?

Cô gái đáp:
–  Lối đánh kiếm đó rất tinh vi mà nhiều biến hoá (thậm vi nhi dịch), ý tứ thì huyền bí mà sâu xa (thậm u nhi thâm). Đường lối có phép tắc, lại bao hàm cả âm dương. Bên kia mở thì bên này đóng, bên này xuống thì bên kia lên (khai môn bế hộ, âm suy dương hưng).

Phàm việc chiến đấu bằng tay, tinh thần bên trong cần phải vững vàng (nội thực tinh thần), dáng vẽ bên ngoài thì cần phải nhàn nhã (ngoại thị an dật), thoạt trông thì hiền lành như đàn bà tử tế mà khi xông lên thì như con hổ gặp nguy (kiến chi tự hảo phụ, đoạt chi tự cụ hổ).

Khi thủ thế thì ngưng khí mà chờ đợi, theo thần mà thay đổi (bố hình hầu khí, dữ thần cụ vãng) theo sát địch thủ như bóng mặt trời, ra tay thì nhanh như thỏ chạy, đuổi theo như hình với ảnh, chập chờn thấp thoáng. Hô hấp tới lui, tránh ra xa ngoài tầm của địch, dùng đúng phép để chặn đường, khi ngang khi dọc, khi thuận khi nghịch, khi chính diện, khi truy kích tất cả đều không có một tiếng động.

Nếu được như thế thì một người có thể chống với trăm người, trăm người có thể chống với vạn người. Nếu đại vương muốn thí nghiệm thì thiếp sẵn sàng làm ngay.

Việt vương mừng rỡ, ban cho thêm một chữ ‘nữ’ nên gọi là Việt Nữ. Lại sai năm đội trưởng giỏi nhất ra học để đem về dạy cho quân sĩ. Thành thử thời đó người ta gọi đó là Kiếm Pháp của Công Chúa nước Việt (Việt Nữ chi kiếm) (Trích nguyên bài Việt Nữ Kiếm từ đâu mà ra của Nguyễn Duy Chính).

Mặc dù ‘Việt Nữ Kiếm’ lợi hại như vậy, và nàng thiếu nữ đã xử dụng tới mức thâu phát tùy ý, nhưng mặc nàng đâm chém, bổ phạt kiểu nào, đường kiếm vẫn không xâm phạm được tà áo của người thanh niên này. Chàng ta cứ ung dung lạng giữa vào đường kiếm, tránh né nó trong đường giây kẽ tóc. Thuật tránh né của chàng hết sức độc diệu, bởi thông thường khi tránh né những chiêu tấn công của địch, đa số, các tay võ thuật đều lùi lại, hoặc ra chiêu thức chống lại, nhưng đằng này, chàng trẻ này cứ lao tới theo mũi kiếm, đường kiếm từ trái qua phải, thì chàng cũng theo sát lấy nó từ trái qua phải. Điều hay của chàng là tuy cùng di động cùng hướng, nhưng người ngoài không cách nào phân biệt ra được nàng chém xuống trước, hay chàng né xuống trước mà chỉ có thể nó song song với nhau.

Thấm thoát đã trao đổi qua trăm chiêu, người con gái áo đỏ đã thấm mệt nhoài và ngán trước tài nghệ siêu quần của chàng trai này, bèn vung ra chiêu tối độc của Việt Nữ Kiếm là ‘Nhất kiếm trảm Bạch Viên’. Muôn ngàn mũi kiếm phát toé tưởng chừng không lối thoát, trăm hư nhưng lại nhất thật, nàng này dùng hết sức phi thân chỉa ngay yết hầu chàng thanh niên này đâm vào. Người thanh niên cũng không phải tay vừa, chàng mỉm cười, đứng tro như một pho tượng gỗ, và chỉ khi trăm hư đã hết, nhất thật đang phi tới, thì chàng hú một tiếng, đề tụ chân khí, nhúng chân phi lùi một bước dài. Một người bay tới, một người phóng lùi, chiêu vừa dừng thì người cũng hết lùi. Khoảng cách của kiếm và người cũng chỉ cách nhau vài ly. Thế là ‘Việt Nữ Kiếm’, một bài kiếm lừng danh của đất Việt đã được phá giải bởi một thân pháp ảo diệu huyền xảo. Âu người chế kiếm pháp là một người thiếu nữ vô danh thì trăm năm sau được phá giải bởi một người thanh niên vô danh cũng không gì là lạ.

Người con gái sau chiêu ‘Nhất kiếm trảm Bạch Viên’ ấy, lùi lại vài bước kêu to:
– Lục vị sư muội, hãy cùng ta kết thành ‘đồng sanh cộng tử thất kiếm trận’ đi. Quyết giết thằng lỏi này và gã già kia thì tâm kết ta mới giải nổi.’

‘Vâng’, sáu mũi kiếm liên kết với cây kiếm của nàng áo đỏ tức thời phóng ra, tạo thành một làn cầu vồng toả ra ập xuống gã thanh niên. Một bầu kiếm khí uy lực trầm trọng tỏa ra bao phủ đấu trường khiến người chung quanh cảm thấy nghẹt thở lo cho chàng thanh niên này.Dây là một kiếm trận tuyệt tác nhất do Xuân Nương sáng chế. ‘Việt Nữ Kiếm’, ‘Đồng Sanh Cộng Tử thất kiếm trận’, và ‘Hấp Dương Bổ Âm Nhiếp Tinh đại pháp’ là ba môn tuyệt thế của bà đã làm quần hùng sợ hã và tôn xưng bà là một trong những ma đầu kiệt xuất nhất của tà đạo. Kiếm trận tổng kết bao nhiêu tài học bà lấy được của anh hùng trong thiên hạ hiến dâng cho bà để đổi lấy một cuộc mua vui trong khoảnh khắc. Dựa vào nguyên tắc của tạo hóa, cầu vồng sau mưa, bảy màu hợp một triền miên không dứt, dù người biết là bảy cây kiếm đó, nhưng khi đối đầu chỉ là một cây, mang theo sức của sáu cây kia họp lại. Chiêu liền chiêu, hoặc địch chết trước hoặc bảy tỉ muội kiệt sức mà chết. Kiếm trận đã phát, không thể dừng và đó cũng là lý do Xuân Nương gọi nó là Đồng Sanh Cộng Tử thất kiếm trận.

Trận kiếm vừa phóng, gã thanh niên đã tái hẳn nét mặt, không còn vẻ ung dung như lú ban đầu nữa, vội rút trong người ra một khúc côn thiết, bấm vào nút công tắc ở giữa cây côn, thì xoẹt, một khúc côn ngắn vốn chỉ để gọn trong bọc áo, bỗng chốc biến thành một cây côn dài tầm ngang vai. Một đầu thì như một cái móc sắc, đầu kia thì như một cái xẻng nhỏ. Trước sự ngạc nhiên của mọi người về món binh khí ngộ nghĩnh của mình, gã thanh niên kia chổng đầu xẻng xuống đất, xúc ra một mảnh đất, rồi dùng cái móc sắc hất miếng đất đó lên, rồi dùng lại cái đầu xẻng đập vào mảnh đất ấy khiến nó như một phi tiễn nhắm giữa làn cầu vồng mà lao vào.

Dĩ nhiên như đã nói trước, kiếm trận này tuy bảy nhưng cũng chỉ có là một, nên dù một hay một trăm miếng đất cũng chỉ có một cây kiếm tựu công lực của bảy nàng kia mà chống đỡ. Rõ ràng gã thanh niên này muốn biến trận đấu thành tỉ đấu công lực. Nhưng sức một người thì làm sao chống lại bảy, nên chẳng bao lâu những miếng đất bắn vào kiếm trận, mỗi lúc một chậm và yếu bớt. Biết là thời cơ, bảy nàng rú lên một tiếng, xông vào tính bầm nát người thanh niên này. Nhưng cũng vào lúc nguy ngập ấy, bỗng thấy thân hình của gã thanh niên ấy như một mũi tên chui tọt xuống lòng đất biến mất. Cả ám ùa chạy lại coi thì thấy nơi gã chui xuống là một cái hố chỉ chừng một trượng nhưng không hiểu từ đâu đả có một đường hầm sẵn đó và chàng thanh niên này đã theo đường hầm ấy biến mất.

Trong lúc mọi người còn đang ngạc nhiên thì ‘ầm’ một tiếng nổ lớn, từ dưới phần đất gần chỗ Tây Môn Lộc bị một vật nổ nào đó khiến đất từ dưới bắn lên tạo nên một lỗ hang và gã thanh niên từ lỗ ấy bắn lên, nhanh tay cắt dây trói cho Tây Môn Lộc. Rồi, chàng ta cho nổ một trái bom hơi, chỉ thấy khói mịt mù tỏa ra, và khi mọi người định thần nhìn kỹ mọi thứ chung quanh thì gã thanh niên vô danh lẫn Tây Môn Lộc đã biến mất rồi. Mọi người nhìn nhau giận sôi ruột, rồi nhìn lên ghế đầu chờ lịnh của chủ nhân, thì thấy Xuân Nương ngáp dài, rồi bà ta cất bước về phòng, và Tố Quyên đứng kế bên bà cũng đã không còn đó, tạo nên một bí ẩn không giải thích được trong lòng mọi người.

(Hết Truyện 18+ Tại Ditnhau18.com)

VN88

Viết một bình luận