VN88 VN88

Tôi đã hi sinh vì chồng vì con mà mù quáng

Toi da hi sinh vi chong vi con ma mu quang

Có lẽ chúng ta đã được đọc rất nhiều tâm sự của những người phụ nữ họ than thở rằng: họ đã hi sinh cả đời mình, hi sinh tuổi trẻ, nhan sắc, sự nghiệp của mình cho chồng, cho con, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, càng không dám làm đẹp cho bản thân mình… Nhưng cái mà họ nhận được chính là sự phản bội của chồng, hay sự thờ ơ, hời hợt của chồng trong cuộc sống hôn nhân và phải ngậm ngùi chấp nhận cái kết không có hậu cho đời mình? Vậy làm phụ nữ, có nên hi sinh tới mức quên bản thân mình chỉ vì một người đàn ông hay không? Dù đó là người đàn ông bạn yêu điên cuồng và hết mình? Nếu như một người vợ chỉ biết hi sinh, nhẫn nhịn… liệu có tìm được thứ hạnh phúc ngọt ngào và sở hữu được tuyệt đối trái tim người đàn ông bên mình?

“Bao nhiêu năm tuổi trẻ của mình Hiền đã vì chồng vì con mà hi sinh, và không hề có một lời than thở oán thán.”

Có lẽ, những chuyện người đàn bà chân lấm tay bùn hi sinh cả đời để người chồng của mình, rồi khi về già họ lại sống bên nhau và trân trọng nhau như những ngày mới cưới. Mặc dù người vợ ấy chỉ là một người đàn bà nông dân quê mùa cục mịch, chỉ được cái thật thà chịu thương chịu khó thì có thừa… là câu chuyện cũ của thời cha ông mình mà thôi. Đàn ông bây giờ không còn giống như đàn ông của mấy chục năm trước nữa rồi. Dù đàn bà Việt mình thì cơ bản, bản chất vẫn là chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân mình vì chồng con… Chính vì sự thay đổi khác nhau như thế nên bi kịch của những người đàn bà không thay đổi mình lại càng nhiều hơn.

***

Hiền cũng là một mẫu người phụ nữ như thế. Cô lấy chồng khi vừa tốt nghiệp đại học xong. Về nhà chồng khi còn chân ướt chân dáo chưa biết gì nhiều về cuộc đời, vốn tính hiền lành ngoan ngoãn nên chồng bảo gì cũng nghe. Chồng Hiền là Thanh, Thanh vốn là một người đàn ông có tài và thông minh. Nên khi Hiền có bầu Thanh bảo Hiền cứ ở nhà sinh con bây giờ có bầu bí đi làm không tiện. Hơn nữa Hiền lại ghén khá nặng nên cũng ngoan ngoãn nghe theo lời chồng. Nhất là vì cha mẹ chồng hay ốm đau nên Hiền hầu như phải túc trực và theo vào viện suốt. Quay cuồng vơi việc nhà chồng rồi khi sinh con, lại thêm con nhỏ nữa nên Hiền không còn chút thời gian nào cho bản thân. Hiền nghĩ, lương hai ông bà thì cao mà chồng cũng làm ra nhiều tiền nên có đi làm thì lương của Hiền cũng chẳng thấm vào đâu nên ở nhà chăm cha mẹ chồng và con thì có gì là không tốt? Thanh cũng vì thế mà sẽ biết ơn Hiền nhiều hơn.

Vì Hiền đã thay chồng chăm sóc cha mẹ chồng già yếu như chính cha mẹ mình. Cơm bưng nước rót không thiếu thứ gì? Người ta chả nói: vợ có công thì chồng chẳng phụ là gì? Vậy là Hiền vui lòng hi sinh những mong mỏi của cha mẹ đẻ là con gái có công việc ổn định sau bao năm ăn học, hi sinh tấm bằng đại học mà chính bản thân mình bao nhiêu năm mài mông trên ghế nhà trường và phấn đấu không mệt mỏi để có được, hi sinh những mong ước riêng tư của bản thân là được ra ngoài, được có những người bạn mới, được sống năng động hơn… chỉ với hi vọng chồng vì những điều đó mà trân trọng và yêu thương mình nhiều hơn.

Cứ như thế gần chục năm trời Hiền chỉ là một người đàn bà quanh quẩn với bếp bếp nhà nhà lau lau chùi chùi rồi lại viện nọ viện kia theo cha mẹ chồng. Không đi ra ngoài, có lẽ bạn bè cũng chẳng còn nhớ tới nhau, mọi mối quan hệ của Hiền cũng vì thế mà nhạt nhòa đi. Bản thân Hiền vốn hiền lành, không năng động lại ngày càng trở nên thụ động với những mối quan hệ mới hay khi phải đi giao tiếp bên ngoài. Đúng là ở nhà lâu chỉ có ngu người đi mà thôi!

Đến khi cha mẹ chồng mất. Có thời gian rảnh Hiền mới lại bắt đầu nhìn lại cuộc sống của bản thân. Hiền giờ không phải là một cô gái hơn hai mươi tuổi xinh đẹp ngày nào? Mà đã thành bà mẹ hơn ba mươi tuổi với đứa con gái vào học lớp một và một cậu con trai hai tuổi. Những thứ học khi ngồi trên giảng đường đã theo gió bay tận phương nào? Bếp núc, con cái, cha mẹ chồng mới chính là những thứ hiền có trong đầu. Nếu giờ bảo Hiền làm cơm, đưa người ốm đi viện, mua loại thuốc gì cho người tiểu đường, tăng huyết áp hay tim mạch… Có lẽ Hiền sẽ thạo chứ bảo Hiền đi làm lại thì lo sợ vô cùng.

Bao nhiêu năm tuổi trẻ của mình Hiền đã vì chồng vì con mà hi sinh, và không hề có một lời than thở oán thán. Nhưng khi nhìn lại, cái mà hiền có được là: một người đàn bà tuổi băm thiếu tự tin, thiếu kiến thức, thiếu khả năng giao tiếp bên ngoài, sợ va vấp, sợ nơi đông người, sợ nhiều người lạ… Và thậm chí mặc một chiếc váy ngắn Hiền cũng không dám, mạng xã hội Hiền cũng không biết dùng… Trong khi đó chồng Hiền, Thanh là người đàn ông thành đạt, mồm mép như tép nhảy, phong độ lịch lãm… Nhiều khi Hiền lại nghĩ: tại sao một người đàn bà như mình lại lấy được một người đàn ông như thế? Đó chính là biểu hiện của cái tâm trạng vô cùng thiếu tự tin ở một người đàn bà. Cho nên Hiền lại càng quy lụy và tận tụy chăm sóc Thanh cùng các con như thể một osin lâu năm trong nhà chứ không phải là một người vợ, một người mẹ có tiếng nói trong nhà nữa. Người ta nói đằng sau lưng một người đàn ông thành đạt khi nào cũng có một người phụ nữ. Nhưng đằng sau lưng người phụ nữ ấy chính là nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn không lời và cũng không thể nào chia sẻ cùng ai. Đó là một thứ cô đơn câm lặng và tủi hờn mà chỉ những người phụ nữ trong hoàn cảnh đó mới có thể hiều được mà thôi.

Và lâu rồi hiền chợt mới nhớ ra, là hai vợ chồng ở bên cạnh nhau hình như không còn giống hai người yêu nhau nữa. Nó giống như cái cảm giác người thân, người quen, đã ở với nhau làm cũng nhau nhiều thứ nên thành ra quen thuộc nhau đấy thôi. Cái gì cũng chỉ là một thói quan chứ không có quá nhiều thông điệp chứa trong những việc mình làm nữa. Cho nên, tình cảm vợ chồng trong nhà cũng giống na ná như tình anh em bằng hữu vậy?? Hiền nhận ra mình đã quên mất cảm giác yêu và lười yêu từ khi nào? Hay là cũng đến lúc như thời cha mẹ, tới gần năm mười tuổi thậm chí có người bốn mười hơn bốn mươi đã mỗi người một giường ngủ riêng không con cháu nó cười?

Giờ Hiền mới nhận ra, kết quả của sự hi sinh miệt mài ấy không hề mang lại cho chị cái cảm giác thỏa mãn bản thân hay tự hào và thanh thản như Hiền đã từng nghĩ. Nó chỉ khiến Hiền thấy thời gian đã qua của mình đầy mất mát và tiếc nuối. Hóa ra ngay cả khi hi sinh chị đã tự tay mình đánh mất nhiều thứ mà khi ngoảnh lại nó đã mất vĩnh viễn rồi! Đó chính là Thanh.

Hôm đó, lâu lắm rồi mới gặp lại một người bạn cũ hồi học đại học. Hai người nói chuyện và rủ nhau đi ăn trưa. Hiền cũng rảnh mà cô bạn thì lại nhiệt tình quá. Nhưng bữa cơm hôm đó Hiền đã không thể nào nuốt được cơm mà chỉ có nước mắt chảy vào lòng. Thanh ngồi cùng một người đàn bà khác xinh đẹp và sành điệu, hai người vừa ăn, vừa nhìn nhau cười đầy tình ý, thậm chí Thanh còn gắp thức ăn đưa vào miệng người đàn bà đó. Sau đó họ đưa nhau lên phòng nghỉ. Hiền lặng lẽ đi lên và gõ cửa phòng. Mãi sau mới thấy Thanh ra mở cửa với chiếc áo ngủ quấn quanh người. Hiền giận dữ tát người đàn ông đó một cái với tất cả uất hận đang tràn ngập trong lòng mình. Rồi chị nức nở bỏ đi. Suốt quãng đường về nhà, nước mắt chị vẫn không ngừng rơi. Cuối cùng chị tự hỏi mình: Chị đã hi sinh cuộc đời mình để có được cái gì?? Chỉ là để có được hình ảnh của một người đàn bà bị chồng phản bội mà thôi!

Hiền ngồi đợi Thanh về, để hỏi anh ta một câu duy nhất: Tại sao anh ta lại có thể phản bội chị? Chị đã làm gì sai? Chị đã vì cái gia đình này mà hi sinh bản thân mình như thế nào? Không lẽ anh ta không biết?

Và câu trả lời của người đàn ông đó khiến Hiền chết lặng:

Cô nhìn lại mình xem, cô có giống một người đàn bà mà tôi cần không? Cô có xứng đáng với tôi không? Thậm chí khi đi ra đường tôi cũng không muốn mang cô theo chứ đừng nói là đi đâu hay gặp bạn bè tôi.

Hiền cay đắng hỏi lại: Vậy anh mang bồ theo thì vinh hạnh lắm sao?

Thanh chua chát: Ít ra cô ta còn biết nói chuyện và làm người khác vui lòng!

Thì ra, thời gian chị hi sinh tất cả chỉ để biến mình thành một người đàn bà mà anh ta không cần mà thôi! Chị có nên buông tay hay là tiếp tục năm lấy cuộc sống bên người đàn ông ấy? Và khi mọi người biết chuyện ai cũng bảo chị đã phí cuộc đời hi sinh cho một người chồng bạc bẽo.

Đúng là người đàn bà ấy đã phí phạm sự hi sinh của mình. Nhưng có người đàn bà nào có thể tính toán thiệt hơn trước cuộc đời để mà ban phát sự hi sinh của mình nhiều hay ít khi mà nó đã thành một thứ bản năng của chính mình? Thứ bản năng hi sinh đôi khi khiến người đàn bà hạnh phúc nhưng đôi khi cũng khiến người đàn bà bất hạnh. Và người làm ra thứ hạnh phúc hay bất hạnh đó chính là người đàn ông mà họ lựa chọn cho đời mình. Có lẽ, hạnh phúc trong đời người đàn bà cũng đầy may rủi?

(Vợ chồng)

VN88