Làm gái để nuôi gia đình
Giữa tháng 3/2012, một bản báo cáo “Đặc điểm di biến động của người mại dâm nhìn từ góc độ giới: kết quả khảo sát mẫu từ 3 thành phố Việt Nam” do Chương trình Chung quốc gia về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc đã được công bố. Bản báo cáo được hình thành trên cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh – ba thành phố có lượng người hoạt động mại dâm tương đối cao so với các địa phương trong cả nước. Theo đó, có một thực tế đáng báo động là không chỉ sểnh nhà ra là thất nghiệp, rất nhiều cô gái đã chọn con đường làm gái mại dâm để có thu nhập.
Theo phân tích của bản nghiên cứu, kinh tế là nguyên nhân chủ yếu và vượt trội so với các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định di cư của gái mại dâm. Có tới 48,7% những người di cư để có thêm thu nhập cho bản thân và để phụ giúp gia đình và tiếp đó là 10,3% vì không tìm được việc làm phù hợp ở địa phương.
Rất nhiều cô gái khi chọn nghề mại dâm là để nuôi bản thân
và gia đình.
Theo đó, công việc trước khi di cư chủ yếu tập trung của các cô gái là lĩnh vực nông nghiệp, lao động chân tay, làm thuê, hoặc còn đi học trên ghế nhà trường, tuy nhiên, cơ cấu việc làm sau khi di cư có sự biến đổi. Nhóm các việc làm kinh doanh, lao động tự do và giản đơn, công nhân, thợ thủ công, làm thuê giảm từ 56,9% xuống còn 28%. Nhìn chung, những công việc này đem đến thu nhập thấp. Trong khi đó việc làm phục vụ trong các quán bar, nhà hàng, quán matxa, dịch vụ giải trí, gội đầu tăng từ 7,3% lên tới 33,2%. Điều này cho thấy, rất nhiều người di cư hoạt động mại dâm ban đầu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và giải trí. Trước khi di cư, số người làm mại dâm chỉ chiếm 6,0% nhưng con số này đã tăng gấp gần 4 lần, lên tới 21,1% sau khi di cư (nam từ 2,8% tăng lên đến 15,9%, nữ từ 8,8% lên đến 25,6%).
Theo phân tích của bản nghiên cứu này, việc các đối tượng nhanh chóng chọn mại dâm là một nghề là bởi “đầu tư ban đầu để hoạt động mại dâm không đòi hỏi nhiều trong khi viễn cảnh hoạt động này có thu nhập cao”.
Một “thành tích” cũng không lấy làm vui vẻ khác là việc, các đối tượng hành nghề mại dâm nhưng lại nuôi sống cả gia đình. Khi được hỏi về việc chu cấp tiền trong 12 tháng vừa qua, có 141 người, chiếm 60,8% người trong số những người di cư được hỏi cho biết phải chu cấp tiền cho gia đình, bao gồm cả cha mẹ, con, vợ/chồng, anh chị em, nhưng chủ yếu là cha mẹ và con.
So với nhóm hoạt động mại dâm di cư, nhóm không di cư (sinh sống từ nhỏ ở thành phố khảo sát) có mức độ tham gia đóng góp kinh tế thấp hơn. Có 51,3% những người không di cư phải hỗ trợ kinh tế trong gia đình trong 12 tháng qua, nhưng sự khác biệt giới đáng kể trong hoạt động này không thay đổi: 74,3% nữ và 30,5% nam gửi tiền cho gia đình.
Mức đóng góp cho gia đình không khác biệt nhiều giữa hai nhóm di cư và không di cư: những người di cư gửi cho gia đình khoảng 2,8 triệu đồng/tháng, con số này ở những người không di cư khoảng 3 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa nam và nữ về số tiền gửi cho gia đình. Nếu như số tiền gửi trung bình một tháng của nhóm nam là 2 triệu thì của nhóm nữ là 3,3 triệu đồng.
Làm gái vì bị… mắc lừa
Bên cạnh việc thống kê về số người hoạt động mại dâm của những người chủ động làm nghề, thì có rất nhiều cô gái bị đưa đi làm gái vì bị mắc lừa.
Thống kê của Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP. Hà Nội cho thấy, qua công tác đấu tranh triệt phá các ổ nhóm mua bán người trên địa bàn Thủ đô trong năm 2011, tội phạm mua bán người qua biên giới Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao, do nhu cầu cần phụ nữ ở Trung Quốc để lấy làm vợ (chủ yếu là đàn ông già yếu, bệnh tật…) và đưa vào các ổ mại dâm. Hoạt động mua bán người trong nội địa chủ yếu bán vào các ổ mại dâm trá hình nhưng xảy ra ít do các lực lượng chức năng của công an thành phố đấu tranh thường xuyên, mạnh mẽ đối với tệ nạn mại dâm trên địa bàn.
Theo báo cáo của Phòng Cánh sát Hình sự, do các vụ án xảy ra ở Hà Nội, quá trình điều tra, truy xét, phát hiện, giải cứu các nạn nhân bị bán sang Trung Quốc chủ yếu phối hợp với công an các địa phương biên giới để phối hợp với công an Trung Quốc giải cứu nạn nhân hoặc truy bắt đối tượng. Trong năm 2011 chưa có vụ án nào có sự phối hợp của Bộ đội biên phòng. Tuy nhiên, quy chế phối hợp giữa Công an Việt Nam với công an Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề vướng mắc chưa được tháo gỡ. Do vậy, có vụ án đã làm rõ đối tượng phạm tội, song không bị bắt giữ, xử lý được đối tượng vì đối tượng còn ở nước ngoài hoặc nạn nhân bị bán ra nước ngoài không về được để hoàn chỉnh hồ sơ.
Bên cạnh đó, đối tượng mua bán người hoạt động trên phạm vi rộng liên quan đến nhiều địa phương trong cả nước, có sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng ở trong nước và nước ngoài, rất khó khăn cho công tác xác minh, điều tra, truy bắt. Công tác xác minh, truy tìm người bị hại, đối tượng liên quan trong các vụ án mua bán người thường rất khó khăn, mất nhiều thời gian, thường không có kết quả trong thời hạn điều tra. Vì vậy khó khăn cho công tác điều tra, xử lý đối tượng, khai thác mở rộng vụ án.
(Tin Sốc hay nhất tại Ditnhau18.com)