Đừng giật mình vì bề ngoài của chúng vội nhé, tuy đáng sợ và xấu xí nhưng chúng đều có những đặc điểm hết sức thú vị đấy.
7 LOÀI CÁ CÓ HÌNH THÙ QUÁI DỊ NHẤT ĐẠI DƯƠNG
Cá Đầu Rìu:
Các nhà khoa học đã phát hiện ra loài cá bé xíu này ở một độ sâu khó tin. Thân hình mỏng dẹp của những con cá đầu rìu có thể làm cho các người mẫu hàng đầu thế giới phải ganh tỵ. Cơ thể của loài cá này nhìn giống như lưỡi rìu với ánh bạc lấp lánh. Tên gọi hoành tráng thế nhưng loài cá này chỉ dài 5 inch và hoàn toàn vô hại với con người – Chỉ là hình dạng hơi đáng sợ một chút thôi.
Nhìn như những chiếc bánh pudding, loài cá với vẻ ngoài chảy xệ này đã thu hút rất nhiều người. Loài này đã được bình chọn là loài động vật xấu nhất trên thế giới. Tuy vậy cuộc sống của chúng cũng không đến mức tệ đâu. Những con cái blob này chủ yếu sống ở gần đáy đại dương – nơi có áp lực nước rất cao – nên để thích nghi, khối lượng riêng của cơ thể của chúng gần như tương đương với khối lượng riêng của nước.
Đối với bạn việc có một cơ thể nhũn như con chi chi như thế thật là một cơn ác mộng nhưng với chú cá này thì điều đó không hề gây bất lợi. Việc kiếm ăn của loài này khá đơn giản, chỉ cần mở miệng và ăn tất cả những thứ trôi vào miệng khi đang thả mình trôi nổi trong đại dương. Với cơ thể như vậy con cá này chẳng cần nhiều năng lượng để kiếm ăn. Những ai lười nấu nướng ở nhà đều phải ghen tỵ với nó đấy nhé.
Cá răng nanh
Bắt gặp một con cá răng nanh dưới nước sẽ khiến bạn giật thót tim. Tuy nhiên, trái với vẻ ngoài dữ tợn, loài cá này cực kì lành tính vì thị lực của nó rất kém. Khi săn bắt, nó chỉ bắt được con mồi khi răng nó va chạm phải mà thôi.
Hàm răng của loài cá này không nằm trong miệng mà nhô hẳn ra ngoài, đây là loài có hàm răng lớn nhất so với tỉ lệ cơ thể của chúng trong đại dương. Chúc bạn có đủ may mắn để bắt gặp loài cá này nhé: chúng thường sống ở độ sâu khoảng 16.400 feet dưới mực nước biển đấy.
Hải Sâm (hay còn gọi là dưa chuột biển)
Những con hải sâm da có gai sần sùi này chắc chắn sẽ dọa chết khiếp người nào lần đầu nhìn thấy nó. Hải sâm không có một bộ não hoàn chỉnh và thiếu một số cơ quan cảm giác, thế nhưng nó lại rất là một món ăn nhiều chất dinh dưỡng cho bộ não đồng thời giúp làm đẹp da, giống như quả dưa chuột vậy. Tuy nhiên, quả dưa chuột sống này lại là một phần quan trọng cho hệ sinh thái dưới đại dương vì nó tái sử dụng các chất dinh dưỡng và nghiền nhỏ những mảnh đất đá vụn mà nó gặp.
Không giống như dưa chuột trên cạn, lượng collagen của hải sâm còn giúp nó thực hiện những thao tác rất quái dị: nếu nó cần phải lách qua một khe nhỏ nào đó, lượng collagen trên mình nó sẽ phân tán dần và hải sâm sẽ tự thấm qua cái khe như một dạng chất lỏng.
Cá mập yêu tinh
Cá mập yêu tinh được các nhà khoa học coi như một loài “hóa thạch sống”, tách biệt khỏi những loài cá mập còn lại. Nó có một cuộc sống tương đối bí ẩn, núp sâu dưới đáy đại dương xanh, là một trong những loài cá mập đầu tiên xuất hiện trong 125 triệu năm lịch sử cá mập của đại dương, vì thế loài này vừa độc đáo vừa… xấu xí. Đập vào mắt người nhìn là chiếc mõm dài, dẹt và hàm nhô ra ngoài của nó.
Dựa vào dáng vẻ cồng kềnh của nó, các nhà bác học suy đoán rằng chúng sống khá chậm chạp và tương đối thụ động. Có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ được nhìn tận mắt một con cá mập yêu tinh này đâu bởi ngoài dưới đáy đại dương ra chúng rất khó thích nghi. Một con sau khi được đưa tới bể thủy cung ở Nhật Bản đã chết ngay lập tức.
Sên lưỡi cò
Đừng ai bị đánh lừa bởi màu sắc sặc sỡ dễ thương của con sên biển này. Mặc dù trông thì có vẻ những con sên đang vác trên lưng một chiếc vỏ ốc màu mè nhưng thực ra đó chính là lớp mô sống của các loài động vật thân mềm. Nằm trong vùng biển Đại Tây Dương và Caribbean, sên lưỡi cò ăn những chất độc hại dưới biển, và giống như Bruce Willis trong “Unbreakable”, chúng không hề bị ảnh hưởng gì cả. Trên thực tế, con sên xảo quyệt này đã hấp thụ nọc độc vào mình và biến nó trở thành một vũ khí phòng thân.
Con cá lồng đèn có lẽ là một trong số những sinh vật biển kì dị và thu hút con người nhất. Nó không chỉ nổi tiếng bởi kỹ thuật săn mồi khôn ngoan với cái vòi phát sáng như lồng đèn của mình (cái vòi mọc ra từ thân con cá, thu hút dụ con mồi tiến lại gần miệng và khi tới khoảng cách thích hợp thì a lê hấp, con mồi bị nuốt gọn) mà còn bởi thói quen giao phối của nó. Khi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra cá lồng đèn, họ thấy rằng chúng đều là con cái và có một loại kí sinh trùng nào đó phát triển và gắn liền với phần thân dưới của chúng.
Hóa ra rằng những con “kí sinh trùng” đó chính là các con cá đực bị… teo nhỏ, chúng sống bám vào con cái chỉ với một mục đích là để giao phối. Một khi đã tìm được “nửa kia” cho mình, các con cá đực ngay lập tức cắn vào thịt con cái và gắn liền hai con vào nhau. Từ lúc này thì số phận con đực dựa hoàn toàn vào con cái, chúng chia sẻ cùng một hệ thống tuần hoàn. Khi con cái sẵn sàng để giao phối, con đực ngay lập tức trả “tình phí” bằng cách thụ tinh ngay tại chỗ.
(Tin sốc hay nhất tại Ditnhau18.com)