Lấy máu trinh nữ nghiên cứu khoa học, khỏa thân kiểm tra trinh tiết trước dân làng… là những chuyện kỳ lạ về trinh tiết trên thế giới hiện nay.
Lấy máu trinh nữ để… nghiên cứu khoa học
Mới đây, Viện Ung thư Bắc Kinh đang lấy mẫu máu của những cô gái từ 18 đến 24 tuổi chưa từng quan hệ nam nữ để làm nghiên cứu. Cho tới nay, 50 người tuyên bố mình còn trinh đã hiến máu cho nghiên cứu này.
Một cô gái “còn trinh tiết” đang hiến máu.
Tuy vậy thật khó để kiểm chứng những người còn trinh tiết là thật hay giả bởi bệnh viện chỉ cần xác nhận qua lời nói.
Câu chuyện này đang khiến cộng đồng mạng tranh cãi. “Không cần mẫu máu của nam giới còn trinh, chỉ lấy nữ giới, khoa học kiểu gì vậy nhỉ?”, một Twitter người Hoa viết trên trang cá nhân. Nhiều người cũng nghi ngờ liệu đằng sau câu chuyện này có phải là một nghi lễ hiến tế bí mật hoặc có thể sử dụng mẫu máu để là chuyện phản khoa học.
Mẫu máu của một cô gái “còn trinh tiết”.
Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng bảo vệ bệnh viện: “Ai mà chỉ trích nghiên cứu này về cơ bản là những người không hiểu gì về khoa học” một người dùng blog Sina chia sẻ.
Người phát ngôn của bệnh viện là Guan Jiuping khẳng định việc lấy mẫu máu này không hề là một nghi lễ hiến tế kỳ quặc. “Các nhà nghiên cứu chỉ đang tiến hành xem xét một loại virus có tên HPV ở con người. Virus này lây truyền qua đường tình dục”.
Bác sỹ ở Viện Ung Thư Bắc Kinh đang nghiên cứu mẫu máu.
“Nghiên cứu này cần phải lấy mẫu máu của các cô gái còn trinh tiết để sử dụng như một hoạt chất trong thí nghiệm. Chúng tôi thấy những người phụ nữ chưa bao giờ quan hệ có rất ít nguy cơ mắc HPV,” Guan cho biết trên tờ ChinaDaily.
“Chúng ta không nên quá chú ý đến từ nhạy cảm như “trinh tiết” trong văn cảnh này”, ông giải thích thêm.
Khỏa thân kiểm tra trinh tiết trước dân làng
Người Zulu (Nam Phi) rất coi trọng trinh tiết của người phụ nữ. Mỗi năm, các cô gái trẻ phải tham dự lễ hội cây sậy để chứng minh sự trinh trắng của mình. Tại lễ hội, các cô gái phải để ngực trần, bỏ hết quần áo trước mặt mọi người để kiểm tra và chứng minh mình còn trinh trắng.
Tuy nhiên, dù tục lệ hà khắc như vậy vẫn xảy ra hiện tượng “không chồng mà chửa” và đó cũng chính là nguyên nhân của sự ra đời phong tục kỳ quái “kiểm tra trinh tiết đàn ông”.
Một lễ hội kiểm tra trinh tiết của người Zulu (Nam Phi)
Trinh tiết của đàn ông được kiểm tra bằng cách: các thanh niên phải tiểu tiện trước sự chứng kiến của nhiều người, dòng nước tiểu của ai phóng ra bằng hoặc cao hơn đỉnh đao thì chứng tỏ đó là trai tân. Ngược lại, sẽ bị quy kết là đã quan hệ tình dục trước hôn nhân và bị trừng phạt theo quy định của bộ tộc.
Lễ hội kiểm tra trinh tiết hàng năm của nam giới và nữ giới được xem là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Zulu trong năm. Cả nam giới và nữ giới đều tôn trọng nhưng cũng rất lo lắng khi tiến hành kiểm tra trinh tiết. Điều đặc biệt là dù có ở quyền lực hay địa vị cao đến đâu, họ vẫn phải tiến hành kiểm tra và nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật như những người bình thường. Chính vì thế mà thành viên trong bộ tộc luôn tự nhắc nhở mình giữ gìn bản thân để tránh những hình phạt hà khắc.
Tuy có thể là đi ngược với sự phát triển của xã hội, nhưng lễ hội kiểm tra trinh tiết của đàn ông và phụ nữ giúp cho Zulu giảm được nhiều tệ nạn xã hội như hiếp dâm, quan hệ tình dục bừa bãi và sống lành mạnh hơn.
Ban hành luật kiểm tra trinh tiết nữ sinh Indonesia
Năm ngoái, trưởng phòng giáo dục huyện Prabumulih ở đảo Sumatra, Indonesia đề xuất kế hoạch yêu cầu tất cả các nữ sinh cấp ba phải được kiểm tra trinh tiết để ngăn ngừa tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và nạn mại dâm.
Các quan chức và các nhà hoạt động đã chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch này khi cho rằng nó mang tính phân biệt giới tính và vi phạm nhân quyền. Trên các trang mạng xã hội, hầu hết mọi người gọi bài kiểm tra trinh tiết này là một hình thức lạm dụng trẻ em và có thể gây ra những tổn thương về tinh thần cho học sinh.
Nữ sinh ở một trường học Indonesia.
Khi đưa ra kế hoạch này, ông Rasyid nói rằng ý tưởng sẽ bị chỉ trích rất nhiều nhưng ông vẫn cho rằng đó là “cách đúng đắn để bảo vệ trẻ em khỏi mại dâm và quan hệ tình dục bừa bãi”. Để được thông qua, kế hoạch này sẽ phải được các thành viên hội đồng lập pháp huyện phê chuẩn.
Tuy nhiên Bộ trưởng Giáo dục Indonesia Mohammad Nuh cho rằng việc làm này sẽ vi phạm các nguyên tắc thông thường. Nghị sĩ Nurul Arifin thuộc đảng Golkar thì nói rằng kế hoạch này là trái đạo lý và “phân biệt đối xử, xúc phạm phụ nữ”.
Muốn làm giáo viên phải có chứng nhận… còn trinh
Đây là một quy định mới của Brazil khiến nhiều người bức xúc. Theo đó, các nữ lao động muốn vào làm việc trong ngày giáo dục tại bang Sao Paulo (Brazil) phải có giấy chứng nhận không bị ung thư và vẫn còn trong trắng.
Tuy nhiên, điều luật trên đã gây tranh cãi. Các nhóm đấu tranh cho quyền phụ nữ lên án và cho rằng quy định này đã vi phạm thô bạo quyền và nhân phẩm của phụ nữ. Nhiều người cũng cho rằng quy định như vậy là không hợp hiến pháp và “chúng ta đang sống trong thời kỳ trung cổ”.
Trước đó, một quy định của Bazil cũng gây tranh cãi khi điều kiện tuyển dụng viên chức của bang Bahia ở Đông Bắc Brazil yêu cầu những ứng viên vào làm cảnh sát bang phải được kiểm tra hoặc cung cấp giấy chứng nhận làmàng trinh vẫn còn nguyên vẹn.
(Tin Sốc hay nhất tại Ditnhau18.com)