VN88 VN88

Những chuỗi dài ngày làm bảo mẫu cho vợ

Nhung chuoi dai ngay lam bao mau cho vo

Nghĩa là cái viễn cảnh lấy vợ sẽ vô cùng tốt đẹp và sung sướng. Nhất là đêm đêm được ôm vợ ngủ chứ không phỉa là nằm co một mình buồn thiu nữa. Nhất là, cô ấy từ người dưng mà thành người của mình. Thế đấy, đàn ông tất nhiên cũng có nhiều nỗi vất vả của mình nhưng cũng có nhiều điều hạnh phúc lắm chứ.

Và những ngày đầu lấy vợ tôi được sống đúng như những gì mình mơ ước. Vợ chăm sóc tôi cẩn thẩn và chu đáo như mẹ vậy. Từ ăn uống, cơm nước, quần áo, nhà cửa. Có vợ khác hẳn khi độc thân. Tôi vẫn nghĩ lấy vợ là sướng, nhưng không nghĩ lại sướng như vậy. Nếu biết trước, có lẽ tôi tảo hôn chưa biết chừng.

“Trước khi lấy vợ tôi nghĩ: lấy vợ về sẽ có người nấu cơm cho ăn, giặt quần áo cho mặc, chăm sóc khi ốm đau và sinh em bé cho mình được làm bố…”

Đấy là nói vui vậy thôi, chứ có một người đàn bà bên mình, nhất là người mình yêu thật là sung sướng. Chẳng phải vậy mà đàn ông nhất nhất phải lấy vợ sao? Tôi còn biết, có một cụ đã hơn bảy mươi tuổi rồi, ở quê tôi mà nhất nhất là phải lấy vợ. Nghĩa là phải có người ở cùng cho ấm của ấm nhà có bầu có bạn, câu chuyện câu trò ch ứ cũng chẳng phải là để làm gì cả.

Nhưng người ta nói: Ngày vui qua nhanh. Đúng là nhanh như một cái chớp mắt vậy. Ngoắng một cái, sau cái ngày vợ thông báo là có thai, tôi đã sắp làm bố. Nghĩ thấy hồi hộp vô cùng. Khi vợ vào phòng đẻ mà mình ở ngoài cũng nín thở, khi nghe thấy tiếng vợ kêu mà tim chỉ trực rơi ra khỏi lồng ngực vậy. Căng thẳng còn hơn cả mình đi đẻ ấy chứ! Chỉ khi nghe tiếng con khóc oe oe trong phòng mới thở phào, vội vã chạy lại hỏi bác sĩ: Vợ tôi và con có khỏe không? Bác sĩ mỉm cười gật đầu thì mới như vừa quẳng được cả tấn đá đi vậy. Mẹ tôi vẫn bảo: Đàn bà mỗi lần sinh đẻ là như bước vào cửa tử ấy! Nghĩ tới lại thấy toát cả mồ hôi hột!

Đón vợ và con về nhà, vậy là từ nay nhà tôi có ba người rồi. Cảm giác trở thành một ông bố khiến mình thấy tôi thật đàn ông và vĩ đại, cái cảm giác giống như một con đại bàng giang rộng cánh sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn của cuộc sống để bảo vệ chiếc tổ của mình vậy. Nhưng rồi tôi không thể nào nghĩ rằng, sẽ có lúc chú đại bàng bố lại có thể mệt rũ cả đôi cánh, không thể nào mà cất lên để bay nổi tới cơ quan chứ đừng nói tới việc che chở cho ai!

Khi sinh xong do vết mổ có nguy cơ nhiễm trùng nên vợ phải uống kháng sinh nên mất sữa. Vợ lại đau đớn nữa. Vừa thương vợ đau, vừa thương con không đủ sữa, thế là đêm đêm cách hai tiếng ông bố mẫu mực phải thức đậy pha sữa cho con ăn, sáng ra lại nấu nương cho vợ, rồi đi làm. Mắt khi nào cũng chỉ trực cụp xuống và không mở ra nữa, đầu óc khi nào cũng lơ tơ mơ… Tới trưa lại hối hả về ăn cơm và giặt giũ cho đống quần áo tã lót thay ra đêm qua. Tôi cứ như thế quay cuồng cho tới khi hết thời gian vợ ở cữ. Nhưng ba tháng ấy là ba tháng mà anh phải ghi vào ki lục về sức chịu đựng của con người. Nghĩ tới việc được tự do ngủ thôi mà tôi cũng thấy sung sướng rồi.

Nhưng rồi thời gian ấy cũng chẳng kéo dài được lâu. Cứ tưởng sau khi con lớn một chút, vợ đi làm lại và gửi cho nhà trẻ thì chồng sẽ có thể nhàn thân hơn. Hóa ra một lần nữa tôi lại nhầm to. Tôi làm nhà nước còn vợ làm doanh nghiệp. Đi sớm về muộn liên tục. Tăng ca tăng kíp liên hồi. Thế là anh vừa đi làm, vừa đón con, rồi về tắm táp cho con, dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm ngon rồi… ôm con đợi vợ về ăn cơm.

Hết ngày này qua tháng khác. Tới mức tôi từ một tay đầu bếp xoàng bỗng trở thành một anh chồng đảm đang vượt sức tưởng tượng và sự mong chờ của vợ. Và tôi bỗng dưng trở thành thần tượng của tất cả chị em phụ nữ, từ có chồng tới chưa chồng trong văn phòng của em nữa. Có lần em thủ thỉ: Cái B ở trong phòng em nó bảo: nó chỉ mong lấy được một anh chồng như anh thôi. Hỏi ra thì mới biết: Thần tượng không phải vì tôi quá đẹp trai, tài giỏi mà chỉ vì: Tôi là anh chồng biết làm việc nhà đảm đang nhất trong các ông chồng ở cơ quan em! Mà lại không hề than vãn hay có sự phản kháng nào với vợ cả.

Có hôm Tôi hỏi vợ: Em, thế em có thể về sớm hơn vào buổi chiều không? Em đáp tưng tửng: Em sắp đi học liên thông tiếp! Mà có anh rồi em về làm gì nữa! Thế là chuỗi ngày làm bảo mẫu cho em và con vẫn chưa có hồi kết. Có lẽ sẽ kéo dài tới khi em học xong tấm bằng đại học. Và sau đó liệu tôi có thể từ chức không? Tôi cũng không dám nói trước vì sợ: nói trước lại bước không qua!

Vậy là, tôi mang tiếng là có vợ, thế nhưng ngay cả cái việc bất thành văn không thể tranh được của đàn bà là cho con bú tôi cũng làm cả rồi. Thì nói chi tới việc nấu cơm, lau nhà hay giặt quần áo nữa… Ôi, vợ ơi là vợ!

(Vợ chồng)

VN88