“Thu Cuối đẹp đẽ bao nhiêu thì Phiếu bé ngoan lại tục tĩu và xấu xa bấy nhiêu”, nhạc sĩ – ca sĩ Isaac Thái chia sẻ.
Người nghe nhạc Underground tục tĩu là dạng trẻ trâu bốc đồng
Mới đây, Thanh tra Bộ VHTTDL đã ra công văn xử phạt các ca sĩ Yanbi, Mr T và T-Akayc hát ca khúc “Phiếu bé ngoan” có nội dung tục tĩu, phản cảm làm xôn xao dư luận trong thời gian qua. Yanbi và Mr.T mỗi người phải đóng mức tiền 5 triệu đồng vì tham gia phổ biến bản ghi âm có nội dung không lành mạnh.
Để có một cái nhìn mới về vấn đề hát “nhạc rác” của Yanbi và Mr.T, chúng tôi đã có một cuộc trao đổi với nhạc sĩ – ca sĩ Isaac Thái.
Những ngày gần đây, mọi người đang khá xôn xao và bàn tán về hiện tượng những bài hát có ca từ tục tĩu. Là một nhạc sĩ, anh có nhận xét gì không?
Theo tôi, đây là một chuyện khá liên quan tới giới Underground vì sáng tác của những người trong giới Underground rất phóng khoáng và tự do. Họ sáng tác dựa trên những gì mà chính bản thân họ cảm nhận. Những nghệ sĩ Underground thường có cộng đồng ủng hộ của riêng họ. Và âm nhạc của họ là những gì mà họ đam mê, muốn nói lên hay điều mà họ cảm nhận và suy nghĩ.
Đa phần, âm nhạc của họ được thể hiện qua rap. Khi mà chửi bới, hát hò hay chửi đổng đời đều là những điều không thể dễ dàng đưa vào âm nhạc thì họ dùng rap để nói lên những điều đó. Ở Việt Nam, trong giới Underground người ta cũng hay dùng những từ ngữ chửi nhưng nó được đưa vào lồng ghép một cách khéo léo.
Cá nhân tôi là một nhạc sĩ chân chính, tôi không đồng tình. Nếu đó là những nghệ sĩ không ai biết thì không sao nhưng đối với Yanbi, Mr.T hay đối với những người nghệ sĩ Underground đã trở thành thương hiệu thì tôi không đồng ý việc này.
Tôi là người viết nhạc rất sạch, chỉ dựa trên vấn đề về tình yêu trong sáng. Ca từ ảm đạm gây cho con người cảm giác buồn thảm, bi luỵ, tôi còn không dùng, huống hồ chi là vấn đề tục tĩu hay gây sốc trong bài hát của mình.
Âm nhạc phải là niềm vui, phải mang được cho người nghe niềm vui lớn chứ không phải như vậy. Tôi có nghe qua bài hát đó và nói thẳng, tôi không nghe được trọn bài vì nó xuất phát từ tư cách của người nghệ sĩ.
Nếu nói về tư cách của một người nghệ sĩ thì có vẻ cái này hơi nặng nhưng nếu bạn có lối sống lành mạnh và không hề để cho mình hướng vào những vấn đề gọi là tục tĩu trong đời sống thì bạn không thể bật những bài hát tục tĩu được.
Âm nhạc phải xuất phát từ tấm lòng và tôi rất trân trọng điều đó. Vì sao nghe những bài nhạc ngày xưa của Trịnh Công Sơn, Ngô Thuỵ Liên chúng ta vẫn thổn thức? Bởi vì sao? Bởi vì nó đi từ tấm lòng, ca từ mượt mà tới độ nó đụng chạm được tấm lòng của người nghe.
Còn khi người nghe dù trẻ dù già nghe tới âm nhạc tục tĩu là họ dội ngay. Như vậy không phải là âm nhạc. Đó chỉ là trào phúng của một người thôi. Tôi không đánh giá cao và công nhận những nghệ sĩ ấy.
Nhiều người sẽ nói rằng đây chỉ là đánh giá chủ quan của một người không thuộc giới Underground thì sao?
Tôi không thuộc giới Underground nhưng tôi hiểu rõ nhạc Underground. Anh trai của tôi cũng học ở Mỹ 4 năm và tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ của giới Underground. Đây không phải đánh giá chủ quan. Thử hỏi có bao nhiêu phần trăm giới trẻ Việt Nam thích nhạc Underground tục tĩu?
Tôi rất yêu thích nhạc Underground, tôi vẫn nghe Tony Việt hát, vẫn nghe Yanbi với Thu Cuối . Đó là một bài hát rất tuyệt vời, tôi nghe và thuộc lòng. Tôi nghe Phúc Bồ với hàng loạt bài hát và trước khi Hoàng Tôn nổi tiếng, tôi cũng từng nghe cậu ấy hát rồi. Và tôi cũng rất trân trọng, rất yêu thích các sản phẩm của Justa Tee.
Đó là những nghệ sĩ Underground mà tôi thích nhưng nhạc Underground dùng để chửi bới với ca từ tục tĩu thì tôi bài trừ. Đây là tôi đang đứng đại diện cho rất nhiều người nghe nhạc của Việt Nam nói lên điều đó.
Nhắc lại một lần nữa, âm nhạc phải “đụng chạm” vào người ta, phải làm cho người ta dễ chịu và đi vào trong lòng, không thể dùng những ca từ tục tĩu để vào lòng người nghe được. Thậm chí, không thể vào trong đầu của bất cứ người nào vì nó sẽ tiêm nhiễm, sẽ làm hư cái suy nghĩ của người ta đi.
Thử nghĩ, nếu tôi có đứa em 15 tuổi và ngày nào nó cũng nghe cái nhạc Underground đó thì tôi sẽ làm gì? Chắc chắn tôi sẽ không cho. Vậy phụ huynh sẽ làm gì nếu như con em của mình nghe những nhạc Underground đó và học tập những từ tục tĩu? Nó là cả một vấn đề giáo dục.
Âm nhạc tác động tới giáo dục và nếu là một nhạc sĩ mà có tiếng nói hơn thì tôi sẵn sàng tạo nên một trào lưu bài trừ vấn đề ca từ tục tĩu trong âm nhạc.
Nhưng mà có thể thể loại nhạc đó sẽ riêng dành cho một bộ phận khán giả, thậm chí cũng có khán giả ủng hộ những bài hát đó chẳng hạn?
Cái đó nó thuộc về tư cách và tính cách. Đa phần tôi nghĩ là nếu khán giả trẻ mà nghe nhạc Underground tục tĩu thì cũng dạng như là trẻ trâu bốc đồng thôi. Tôi nói hơi nặng, không biết là có gây sốc không?
Tôi khẳng định mình rất yêu thích nhạc Underground. Nhưng mà vì sao tôi phải nói như vậy? Bởi vì không phải bạn cứ chửi bới, tục tĩu thì bạn mới là Underground.
YanBi và người nào đó không cần Phiếu Bé Ngoan để trở thành nổi tiếng chỉ cần Thu Cuối thôi. Thu Cuối đẹp đẽ bao nhiêu thì Phiếu bé ngoan lại tục tĩu và xấu xa bấy nhiêu. Nếu trường hợp Yanbi có 1 bộ phận nghe nhạc đó thì tôi cho rằng họ nghe nhạc có vấn đề, người ủng hộ việc nghe nhạc cũng có vấn đề.
Dĩ nhiên không có nghệ sĩ nào sinh ra chỉ hát những bài hát đó. Yanbi hay những người đó cũng vậy. Có những bài hát rất đẹp đẽ và những bài tục tĩu đều là nhạc Underground. Vậy tại sao không lựa chọn để nghe những bài tuyệt vời mà lại buông xuôi mình để ủng hộ những thể loại nhạc đó?
Bàn về tư cách của người nghe, họ có nhận thức trong vấn đề nghe nhạc hay không? Họ có gọi là cảm xúc trong vấn đề nghe nhạc hay không? Hay chỉ là bởi vì con người họ là như vậy vốn dĩ là như vậy, tục tĩu dung tục và rất tầm thường.
Vậy theo anh, làm nhạc chân chính là gì và nghệ sĩ chân chính phải như thế nào?
Tôi khẳng định một điều là âm nhạc phải sạch. Người nghệ sĩ chân chính không đi lên bằng scandal và những điều gây sốc, phải đi lên bằng thực lực và tài năng. Bài hát phải được công nhận, giọng hát phải được ghi dấu ấn thì dĩ nhiên bạn sẽ nổi tiếng và có được thành công.
Còn nếu bạn dùng scandal, bạn dùng những bài hát vay mượn, tục tĩu, chủ đề hot để lên bài lên vở và dựa vào trào lưu thì không phải là những nghệ sĩ chân chính. Theo tôi đánh giá, kể cả Underground hay Overground hay giới âm nhạc bình thường thì họ sẽ không tồn tại lâu, vì trào lưu lên thì cũng phải xuống, nên việc bắt chước theo trào lưu nào đó thì không thể lâu dài được.
Isaac Thái tên thật là Thái Huy Sắc là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ. Anh là chủ nhân của Hit “Chạm Vào Mưa”, “Về Với Lúa” và mới gần đây nhất là bài hát “Việt Nam Việt Nam”. Sau khi tung ra bản mash-up 11 bài hát, Isaac Thái đã tạo nên một cơn sốt trong giới trẻ và được mọi người ưu ái tặng cho danh hiệu “Hiện tượng mash-up”.
Từng theo học tại Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh, song song với việc ca hát, Isaac Thái còn là nhạc sĩ sáng tác nhiều bài hát cho Tóc Tiên, Mỹ Lệ, Bích Phương, Nukan Trần Tùng Anh, Phan Đình Tùng, Cao Thái Sơn, Quốc Thiên, Yasuy…v..v.. Vừa mới được nhạc sĩ Ngọc Châu đề cử với sáng tác “Về Với Lúa” và xuất hiện trong Liveshow Bài hát Việt tháng 6, tên tuổi Isaac Thái ngày càng được mọi người biết tới rộng rãi.
(Tin Sốc hay nhất tại Ditnhau18.com)