Chuyện làm dâu chịu đói những tưởng là chuyện của thời xưa, thế nhưng không hiếm các nàng dâu thời hiện đại phải lâm vào cảnh trớ trêu này.
Gái “già” vớ phải trai “ngon”
Phương được sinh trưởng và giáo dục trong một gia đình trí thức tại Hà Nội nên cha mẹ chẳng tiếc tiền cho cô học đủ cầm kỳ, thi họa và du học từ hồi cấp 3 cho đến xong thạc sỹ mới trở về. Một cô gái có nhan sắc, học hành đàng hoàng, công việc với thu nhập nhiều người mơ ước nhưng lại lận đận duyên tình. Cũng lẽ một phần do mải mê học tập nên Phương ngô ngố về chuyện yêu đương. Vả lại, người “cao” thì đã yên bề gia thất, kẻ kém thì chẳng ai dám với tới cô. Cha mẹ xem chừng cũng đã sốt ruột, mai mối cho con hết đám này đến đám khác nhưng cô vẫn lắc đầu nguầy nguậy kêu không hợp.
Khi máy bay bà già vớ phải trai tân phi công trẻ, ngon
Cũng chẳng phải kén chọn gì nhưng mãi đến năm 30 tuổi Phương mới gặp được “ý trung nhân”. Những tưởng ở tuổi này, chắc chỉ nhắm mắt cưới đại cho xong hoặc phải chấp nhập làm “tập 2” của chồng; nhưng trái lại người yêu Phương vẫn là trai tân, lại rất vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình, đầy hoài bão và đặc biệt là rất yêu thương cưng chiều cô. Tuy thu nhập và hoàn cảnh gia đình anh không bằng gia đình Phương nhưng bù lại anh thông minh, dí dỏm và biết cách cư xử. Có điều cô cũng hơi lăn tăn tự hỏi: “Trai “ngon” như thế mà mãi đến 34 tuổi chưa lấy vợ, không biết có vấn đề gì không?”
Ba mẹ đầu tiên cũng phản đối vì sợ gia đình chồng Phương thuộc dân buôn bán đáo để nhưng khi gặp anh thì ai cũng khen và ủng hộ nên cô cũng dễ dàng đồng ý lời cầu hôn của chồng sau chỉ có 3 tháng quen biết.
Tiểu thư phải nhịn đói
Quen được sống đầy đủ từ nhỏ, nhưng thời gian tự lập khi đi du học khiến Phương trưởng thành khá nhiều vì vậy việc nấu nướng của cô khá nhanh gọn và khéo léo. Thấy vậy, mẹ chồng giao hẳn cho cô chức bếp trưởng mỗi khi gia đình tụ họp, hay giỗ chạp, lễ tết. Ngặt nỗi, vừa phải bỏ tiền đi chợ, vừa lụi cụi trong bếp một mình chẳng ai phụ giúp nên nấu xong Phương mệt phờ ăn qua quít được vài miếng rồi lại dọn rửa chén bát. Nhiều khi tủi thân, cô khóc thầm nhưng tặc lưỡi hy vọng, chắc khi mình có con sẽ đỡ hơn.
Ai ngờ đâu, có con cô lại cực trăm bề vì ngoài việc chăm con thì nhiệm vụ nấu ăn, phục vụ mỗi lần về thăm gia đình chồng vẫn nghiễm nhiên thuộc về cô. Nấu ăn cho cả gia đình xong, lúc mọi người tụ tập ăn uống thì Phương phải hì hụi nấu bột và đút cho con ăn. Con ăn no rồi thì chỉ còn mớ đồ ăn thừa lại toàn xương xẩu. Lần nào cũng vậy, cô bấm bụng ăn vài miếng lại do dẹp dọn. Rút kinh nghiệm, mỗi lần về thăm bố mẹ chồng vào cuối tuần, cô lại mua thêm một ổ bánh mì, vừa nấu vừa ăn để chống đói.
Phương than thở: “Cuối tuần, về nhà bố mẹ chồng tưởng được ăn uống nghỉ ngơi vui vẻ chứ ai ngờ đâu phải nhịn đói suốt. Đồ ăn ngon nấu ra thì mọi người ăn, mình lo cho con ăn xong thì bữa nào cũng đói lả. Thử nghĩ có ai cuối tuần ăn bánh mì chống đói như mình không? Đúng là phận làm dâu cơ cực”.
Gặp phải bố mẹ chồng không thông cảm, lại có phần keo kiệt nên chị Lan cũng rơi vào hoàn cảnh khổ không kém. “Thời đại nào rồi mà làm dâu phải chịu đói, mọi người ai cũng nói vậy nhưng vào cảnh tôi mới hiểu rõ. Bố mẹ, anh em ruột thịt ở xa, tôi không thể chạy về để ăn ké; công việc thì lương ba cọc ba đồng nên chẳng dám tiêu xài. Mẹ chồng tôi thì căn ke từng chút một, nấu ăn bắt tôi đong đo gạo theo chuẩn bà đề ra, cấm để cơm thừa lãng phí. Ngồi đầu nồi xới cơm cho cả nhà, nhiều bữa tôi chẳng dám ăn vì sợ thiếu cơm…”, Lan chia sẻ.
Thế mới nói, khi lấy chồng bước sang một cuộc đời mới không định trước…
(Tin giới tính hay nhất tại Ditnhau18.com)