VN88 VN88

Gái văn phòng lẳng lơ một chút có sao đâu

Gai van phong lang lo mot chut co sao dau

Chồng tôi một năm về nhà dăm ba bận, mọi chuyện trong nhà từ bé đến lớn, từ nhẹ đến nặng tôi phải một mình lo toan hết. Vì chỉ có một thân xẻ làm mấy nửa nên sự tập trung cho công việc của tôi cũng không cao. Chục năm nay, tôi mãi ở ì một vị trí, lương thì 3 lần đến hạn 2 lần không được tăng do không hoàn thành nhiệm vụ. Lắm lúc tôi nghĩ chán đời, chán công việc, chán mình.

Nhưng cuộc sống của tôi bắt đầu thay đổi từ năm ngoái, nhờ cái ổ mối, có lẽ thế. Lần ấy, tôi ngồi nói chuyện với mấy chị cùng phòng là muốn bê tủ giường ra ngoài quét dọn để gọi người đặt bẫy dụ mối mà một thân một mình chẳng xê dịch nổi. Tôi nói một hồi, chợt nghĩ tủi thân quá nên òa khóc.

Cơ quan biết chuyện đã tổ chức đến giúp đỡ. Các anh em thì bê vác đồ đạc, các chị em thì cùng nhau lau dọn. Ống nước rò rỉ buộc tạm bằng nilon, ổ điện xộc xệch,… những thứ lặt vặt hỏng hóc trong nhà tôi đều được mọi người giúp sửa sang, sắp xếp lại.

“Tôi không phải mẫu phụ nữ có “gien” hư hỏng nhưng cuộc sống nhiều khi xô đẩy người ta.”

Hôm sau tôi mua hoa quả đến cảm ơn, mọi người trêu tôi: “Chị Ngân phải cảm ơn riêng anh Trung thật chu đáo nhé. Chính anh Trung đề xuất ý tưởng lao động công ích đấy”. Câu nói ấy khiến tôi và Trung đều đỏ mặt.

Trung làm cùng ban với tôi, cùng tuổi nữa. Trung sống kín đáo, năng lực làm việc tốt, nghe mọi người thì Trung được đưa về 2 năm nay để cơ cấu sang năm lên trưởng phòng.

Sau việc Trung giúp tôi bữa ấy, tôi cũng im lặng. Phải đến cả tháng sau, một lần vô tình cùng đi thang máy, tôi mới bối rối “cảm ơn anh Trung việc hôm trước”. Trung nhìn tôi có phần lạ lùng, rồi bảo: “Sống có hàng xóm, đoàn thể, có gì khó Ngân nên chia sẻ để mọi người giúp vừa đỡ cực lại vừa gần gũi nhau hơn”.

Kể ra ông trời cũng khéo đẩy đưa, cứ tưởng mọi chuyện thế là xong, ai dè đúng tuần ấy, tôi và Trung được sếp giao đi dự một hội thảo kéo dài một tuần ở TP. Hồ Chí Minh. Tôi định từ chối, nhưng nghĩ đã chục năm nay mình chưa từng đi công tác xa nên lại gật đầu.

7 ngày ở TP. Hồ Chí Minh thì có lên 5 ngày, cứ dự hội thảo về, ăn xong là tôi về phòng ngủ. Ngày thứ 6, Trung rủ tôi đi dạo Sài Gòn để mua quà cho con. Chẳng biết Trung mượn đâu được chiếc xe máy, hai chúng tôi đèo nhau đi.

Chúng tôi cùng ăn tối. Thấy tôi trầm ngâm, Trung đột nhiên kể chuyện mình: “Trung cũng nuôi con một mình Ngân ạ. Vợ chồng Trung ly dị rồi. Thế nên hôm bữa thấy Ngân khóc, Trung chạnh lòng lắm. Trung cũng có lúc muốn khóc như thế khi thằng con trai đứt cái cúc mà mình loay hoay mãi không khâu nổi, nấu mấy món nó thích chẳng được như mẹ nó nấu…”

Câu mở lời ấy của Trung đã kéo tất cả mọi sự xa cách giữa chúng tôi gần lại. Tôi cũng tâm sự hết về mình, về nỗi khó khăn nuôi con một mình, nỗi trống trải khi đêm đêm nhìn quanh bốn bức tường, nỗi niềm vợ chồng mỗi người một hình một bóng, tình cảm như cũng mong manh… Tôi cứ kể, cứ khóc, Trung cứ nghe.

Chuyến đi công tác ấy bắt đầu đánh dấu mối quan hệ ngoài công việc của tôi và Trung. Chúng tôi trở nên thân thiết hơn. Tôi thấy yêu đời và cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Ở cơ quan, Trung hỗ trợ tôi nhiều trong công việc. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm công tác, tôi được khen thưởng. Việc nhà, chúng tôi giúp nhau những phần người kia thiếu hụt. Thi thoảng tôi nấu mấy món con trai Trung thích bỏ vào hộp, mang đến cơ quan để sẵn cốp xe, chiều Trung chỉ việc mang về hâm lại.

Cũng không quá thường xuyên, vì cả hai chúng tôi đều quen với sự thiếu thốn tình cảm, 1-2 tuần tôi và Trung mới đi cà phê riêng với nhau một lần, hay vài hôm mới có một bữa vờ như vô tình cùng ngồi vào bàn ăn căng-tin với nhau. Hầu hết mọi chia sẻ của chúng tôi qua email và những cuộc điện thoại chúc nhau ngủ ngon, kể với nhau câu chuyện hôm nay con mình thế này, nhà mình thế kia…

Lâu lâu, có chuyện buồn, hay chợt cảm thấy cô đơn, tôi hẹn Trung ra cầu thang thoát hiểm của cơ quan, gục vào vai nhau, trao cho nhau một cái ôm ấm áp, rồi ai lại về việc đấy.

Tôi nhận ra rằng, sự đoan trang, thậm chí đến mức khe khắt như tôi đã từng giữ, chỉ làm cho cuộc sống của tôi khó khăn hơn. Một chút cởi mở, một nụ cười thoáng đong đưa, hay một chút mềm yếu ở cương vị một người đàn bà khiến tôi thuận lợi hơn trong cuộc sống bao nhiêu. Bây giờ, hễ nhà hỏng gì tôi sẵn sàng nhờ mấy bác hàng xóm. Ở cơ quan, gặp khó khăn gì tôi sẵn sàng nhờ mấy anh em đồng nghiệp…

Hôm nay, tôi mặc một chiếc váy ngắn đến cơ quan thay cho những chiếc váy luôn trùm ngang chân trước kia. Mấy chị nháy mắt hỏi: “Sexy quá, chồng về à?” Tôi cười bả lả nói: “Không ạ, giờ em khác rồi. Tội gì mà không làm đẹp cho mình”.

Về bàn làm việc, tôi thấy điện thoại rung. Trung nhắn tin: “Đàn bà cứ lẳng lơ, sexy một tí… đâm ra lại hóa hay, Ngân ạ. Nhìn Ngân bây giờ đầy sức sống”.

Tôi mỉm cười một mình, các cụ ngày xưa thế mà nói đúng “lẳng lơ thì cũng chẳng mòn”. Nếu không có một lần thả mình khỏi hai chữ “chính chuyên”, không một lần thả mình theo cuộc tình công sở với Trung, tôi chẳng bao giờ biết rằng, đàn bà có chút lẳng lơ mới thật là người đàn bà đầy sức sống.

(Công sở)

VN88