VN88 VN88

Cúc ơi anh sung lắm em còn thèm nữa không

Buổi sáng tháng Ba trời lạnh như cắt thịt da.. Bên ngoài cánh cửa sổ mờ đục hơi sương là một ngày xám ngắt cuối đông đang hờ hững bắt đầu. Tôi vừa uống vội mấy ngụm cà phê vừa chuẩn bị hộp cơm mang theo cho bửa ăn trưa. Đã sáu giờ mười lăm, phải mất ít nhất mười phút để mở máy xe cho ấm sưởi, cào lớp sương đá đóng quanh thành kiếng mới mong đi làm được. Tôi quơ chùm chìa khoá trên bàn, quay lại nói với Chính:  Em ra cào đá và đề xe sẵn cho ấm..?

– Cúc có cần gì anh không?
– Không. Anh uống cà phê đi, để nguội. Em trở vô ngay…

Tôi khép cửa bước ra ngoài. Trời tờ mờ, lạnh cắt. Mọi việc như một nhịp điệu, một điệp khúc buồn cho đến lúc tôi gặp lại Chính. Những tình cảm sôi nổi ban đầu lắng dịu sau hai tuần lễ, bây giờ là những đối diện thực tại của mười sáu năm cách biệt. Hai mẹ con không biết phải bắt đầu từ đâu với anh và ngược lại, Chính bở ngỡ với hoàn cảnh xa lạ chung quanh. Không nói ra nhưng cuối cùng, cả ba chừng như bắt đầu bằng sự dò dẫm nhận diện tình cảm lẫn nhau. Từ những động tác nhỏ nhất đến những thói quen sinh hoạt hằng ngày, lạng chạng, ngập ngừng. Tính Hoà trầm lặng, không biểu lộ tình cảm nhiều, nó lại càng khó khăn hơn vì khả năng tiếng Việt hạn chế. Còn Chính làm quen con với những món quà nhỏ như đồng hồ, dây chuyền mà anh đã mang cho nó từ Việt Nam. Qua thư từ và một số hình ảnh trên truyền hình, Hoà hiểu những món quà nhỏ đó là cả sự hy sinh chiu chắt của cha nó. Tay Chính run run khi đeo chiếc đồng hồ cho con, còn Hoà thì mắt đỏ hoe lí nhí cảm ơn. Tôi cũng xúc động vô cùng trước tình cảm cha con anh… Phần tôi, cả tôi và anh vẫn còn ở giữa trạng thái nhận diện nhau trong không gian gang tấc… Mở quạt sưởi tới số ba trong lòng xe lạnh cóng, tôi cào mạnh lớp đá phủ kiếng trước. Không nhìn lại, nhưng tôi vẫn linh cảm anh đang đứng tựa cửa sổ nhìn ra ái ngại. Chính già hơn trong bức ảnh anh gửi qua cho mẹ con tôi. Tóc anh bạc nhiều và lưa thưa. Khuôn mặt đen sạm nắng, đầy nét chịu đựng với đôi mắt quầng sâu, anh trông già hơn trước tuổi vừa chạm năm mươi. So lại, tôi quá rỡ ràng, tươi trẻ trong gương, bên anh đến lộ liễu. Vã lại, thời gian tù đày qua nhiều lao tù cộng sản, chân trái của Chính đã gần như tê liệt, không cử động và mất cảm giác. Anh đi đứng khó khăn và khập khễnh.

Mấy ngày hôm nay trời lại trở lạnh mười sáu mười bảy độ F, làm Chính đau nhức, khó ngủ. Chính đưa tôi bịt giấy đựng đồ ăn trưa mà anh đã chuẩn bị sẵn và chống chiếc gậy gỗ bạn bè tặng từ Việt Nam, theo tôi ra cửa. Nhờ mấy viên Tylenol PM, tối qua Chính ngủ được chút đỉnh nên sáng nay anh có vẻ tươi tỉnh hơn. Một chút gần gũi len lén dâng lên, tôi nhìn anh nghĩ đến một ngày nữa lặng lẽ đang chờ đợi… trong ánh mắt bịn rịn, Chính đang cố tìm một cữ chỉ, một lời nói với tôi cho đúng mực, hợp tình. Không như mọi khi bước vội ra xe, tôi cũng đang luống cuống, chờ đợi. ” Em đi làm? ” Tôi nói khẽ, mở cánh cửa như một thói quen. Cùng với luồng hơi lạnh thổi vào là mấy ngón tay dài, xương xẩu nắm nhẹ tay tôi. Chừng như thoảng chút thời gian ngừng động quanh đây. Chính ơi, là anh đây mà. Chính của phút giây sau những lần về phép? Chính của những vẫy tay lần cuối, mờ dần trong bụi bậm phía sau chuyến xe đưa mẹ con em ra khỏi vùng lửa đạn. Cũng là lần cuối một bàn tay, chìm khuất trong chuỗi ngày cách biệt.

Cúc, anh xin lỗi em. Đừng oán giận anh nữa, nghe em?… Lỗi gì… anh đừng nói vậy. Thôi em đi làm, chiều gặp lại !

Tôi đi thật nhanh ra xe, che dấu những giòng nước mắt đang tuôn tràn trên má. Ngồi vào xe, không kềm chế được nữa tôi gục đầu khóc ngon lành như trút bao nhiêu chờ đợi trong lòng. Thật sự tôi đã oán giận gì anh ? Nếu có, là thân phận nhỏ nhoi của chúng tôi trong dòng cuồng nộ, cuốn trôi của lịch sử. Nào phải anh. Vậy mà không hiểu sao tôi vẫn còn lạ mặt, lạ lòng với Chính… Tôi cho xe ra khỏi bãi đậu, rẽ vào lòng đường nối tiếp một dòng đời trước mặt. Gần như từ hôm qua đến nay tôi và anh vẫn chưa ‘gần gũí vợ chồng với nhau. Mấy hôm đầu tiên, anh nằm một góc bên tôi trằn trọc, thở nhẹ? Để nửa đêm chợt giấc, tôi giật mình không còn nhìn thấy anh nằm bên. Bật ngồi dậy, tôi nghe tiếng anh ngáy đều, nằm co ro ở dưới sàn thảm. Tôi đánh thức anh, hỏi tại sao. Chính bối rối, nhìn tôi cười nhẹ anh không quen ngủ trên giường nệm. Ngủ dưới nầy quen, dễ chịu hơn’. Tôi đành năn nỉ anh lên ngủ trên giường với tôi, nằm dưới trời lạnh dễ bệnh. Mọi việc rồi sẽ quen đi. Chính gật đầu, cười, chìu ý. Nhìn Chính rụt rè lên nằm bên cạnh, tự dưng tôi thương chồng đến ứa nước mắt. Để những đêm sau đó, Chính cố gắng nối lại nhịp cầu dang dở, đã mất suốt mười mấy năm qua bằng những câu chuyện của anh trong chuỗi ngày dài quá khứ. Cho đến bây giờ tôi và cả Hòa mới hiểu sao anh không trở về, không đi cùng với mẹ con trên bước đường lưu lạc. Là một sĩ quan chỉ huy, anh không thể bỏ rơi đồng đội, bỏ rơi chiến hữu của anh để chạy về nơi an lành với gia đình. Anh phải cắn chặt răng để sự xúc động khi nhìn em và con lên xe, rời Trảng Bàng về Sàigòn với gia đình anh. Tình hình căng thẳng nên anh biết lần chia
tay đó có thể là lần cuối. Nhưng làm sao hơn khi bao nhiêu đồng đội anh đang đem tính mạng quyết tử thủ, bảo vệ từng bờ tre ruộng lúa của quê nhà… Khi chiến cuộc gần tàn, nếu anh hành động như bao người khác, cởi bỏ bộ quân phục mà anh đã phục vụ, đã thắm máu biết bao chiến hữu của anh mà chạy, thì đã không đến nổ tù đày như vậy. Anh đã không làm vậy. Với nguyên bộ quân phục, binh hàm anh đã bị chúng bắt dọc trên đường quốc lộ 1. Trở thành tù binh chiến tranh trong những giờ ‘thứ hai mươi lăm? của cuộc chiến. Không được đối xử và hưởng chế độ như một người tù đăng ký cải tạo. Anh biết, có lỗi với em với Hòa, với gia đình, nhưng nếu phải làm lại, anh cũng không chọn hành động khác hơn. Giọng Chính đều đặn và ngậm ngùi. Hòa ngồi lắng nghe, trong ánh mắt thật xúc động và cũng thật hãnh diện về cha nó. Còn tôi, những lời anh như những vết dao cắt sâu vào tâm hồn tôi rướm máu. Tôi đã phản bội anh, đã chà đạp lên tấm lòng hy sinh cao quí của chồng… Sau lần dan díu xác thịt, tôi ân hận và ngao ngán mỗi lần phải đối diện với Định. Ngược lại, Định săn đuổi, bủa vây tôi ở mọi nẻo tình mà anh có thể. Định như điên dại, say tình hay chỉ là phản ứng của tự ái đàn ông ? Tôi đã xin lỗi anh về sự nông nổi, lầm lẫn của tôi và anh trong quan hệ thể xác, tình cảm. Từ đó, tôi tránh mọi liên lạc, gặp gỡ riêng tư với Định. Nhiều lần Định gọi điện thoại, lúc van xin, lúc gần như hăm dọa sẽ bêu rêu chuyện ‘xác thịt’ của tôi với anh cho mọi người và cả gia đình chồng tôi biết. Tôi ngạc nhiên về thái độ của Định, nhưng thật dửng dưng trước sự hăm dọa thấp hèn của anh. Thành phố nhỏ tiếng xấu bay xa, tôi nói thật lòng với Chính. Anh nghe, lặng yên và cười nhẹ: Chúng ta đã trải qua quá nhiều giông bảo của đời. Mọi vấp ngã, lỗi lầm trong mỗi con người thật bé nhỏ so với chiều dài của định mênh.

(Hết Truyện 18+ Tại Ditnhau18.com)

VN88

Viết một bình luận