Phóng sanh là một công đức lớn, nhưng dần dần lòng thiện của mỗi người đều bị ‘tiểu xảo’ của những con buôn lợi dụng.
Phóng sinh động vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa, là hành động đầy tính nhân văn của người Việt, nhất là đối với những người con nhà Phật và trong các tháng rằm lớn đặc biệt như mùa Vu Lan báo hiếu. Nó là một hành động thể hiện lòng từ bi và giải trừ được nghiệp chướng. Nên vì thế, tục thả chim, thả cá phóng sanh vì thế rộn ràng nhất vẫn là vào các ngày rằm, tết và ngày lễ vía.
Những người bán chim phóng sanh có mặt hầu hết ở các chùa, đình vào những ngày tết lễ
Những chiếc lồng chứa hàng trăm con chim nhỏ
Nhưng cũng chính vì lòng tín ngưỡng, nhưng nhiều phật tử, khách hành hương có hành động đẹp đáng được khuyến khích, động viên trong kinh sách từ ngàn năm nay hiện giờ đã không còn giữ nguyên được mà đang bị biến tướng. Sự biến tướng đó là một công nghệ đầy tội ác đến từ những con người kinh doanh, buôn bán chim phóng sinh đã bị “tiểu xảo” của những con buôn trục lợi.
Mới đây, trên trang cá nhân của stylist Hizashi Huynh có chia sẻ: “Nếu thiện nam tín nữ nào đến viếng chùa sau những ngày rằm , ngày đại lễ như Vu Lan Thắng Hội tháng 7 này sẽ thấy được cảnh tượng chim, cá phóng sanh phơi thây nơi sân chùa.
Dòng chia sẻ của stylist Hizashi Huynh về việc phóng sanh chim
Ngày xưa, đức Tam Tạng thấy bọn trẻ câu cá đã mua cá và thả cá về sông để làm phúc. Người ta bẫy chim để ăn vì mưu cầu cuộc sống, rồi người làm phúc vô tình nhìn thấy, đã mua chim ấy để thả. Đó gọi là làm phúc.
Ngày nay, những người bẫy chim không còn phải để ăn mà để bạn mua và thả. Vậy khi bạn mua có nghĩa là bạn tạo ra cầu thì sẽ có cung, do đó, việc bạn đang làm là ác, vì bạn đang xúi giục họ bắt, hành hạ những con chim ấy và bạn sẽ cho họ tiền, vậy việc làm đó có thiện, có phúc hay không?
Có thể bạn nói rằng, ngày nay họ cũng vì kế sinh nhai nên làm vậy, cũng đâu khác gì ngày xưa. Thật ra nó khác, rất khác, vì ngày xưa những con chim bị bắt để ăn sẽ to khỏe và mập mạp, và khi bạn thả, là nó sẽ được tung cánh bay xa, được về với gia đình của nó. Còn ngày nay, nếu bạn để ý kỹ, những con chim phóng sinh là những con se sẻ nhỏ, hoặc loài chim én, hoặc chim yến, những con chim bé nhỏ, vô tội chỉ bị bắt vì một lý do duy nhất, bắt để bán cho những người phóng sinh.
Nhiều người dân vẫn cứ tưởng mình đang làm một việc tốt
Người ta còn cho thuốc vào nước uống để chim yếu, chỉ bay được một ít trong khuôn viên chùa, và 5 phút nữa thôi, sẽ lại bị bắt về, để bán cho một người khác.
Lũ chim kia quá bé để ăn thịt, thật sự nếu không ai mua, thì vài ngày sau họ cũng sẽ phải thả nó về trời, đằng này, cứ hết người này, đến người khác tới mua, nên họ cứ bắt đi bắt lại, hành hạ chúng đến khi chúng mệt lử và chết, thì khi đó họ sẽ mua vài con thế vào. Một lồng chim trăm con có thể bán đi bán lại hàng chục lần.
Có bao nhiêu con chim thật sự được tự do
Hay phải chết vì kiệt sức, vì những thứ thuốc không rõ nguồn gốc
Nếu đã là Phật tử thì nên lấy từ bi làm gốc, không nên vì mưu cầu tăng phúc, tăng thọ mà vô tình tạo nên nghiệp ác. Phóng sanh là công đức lớn, nếu ai có lòng thì nên phóng sanh những con vật tội nghiệp vào môi trường sống mà nó có thể tiếp tục sinh tồn. Không cần thiết phải mang tới chùa để phóng sanh, bởi 1 niệm từ bi bạn khởi lên trong tâm thì đức Phật đều thấu rõ, bất cứ nơi đâu hành thiện đều có thể tích đức.”
Theo như anh chia sẻ, người bán sẽ cho thuốc vào nước uống để chim yếu dần, chỉ bay được một ít trong khuôn viên chùa, và chừng ít phút sau, chim sẽ bị bắt về và tiếp tục bán cho người khác. Cứ hết người này, đến người khác tới mua, hết ngày này đến này kia, những con chim nhỏ mệt lử, kiệt sức và chết. Một lồng chim trăm con có thể bán đi bán lại hàng chục lần.
“Chim phóng sinh được bán quanh năm tại đây, giá là 80 ngàn đồng/con chim én và 10 ngàn đồng/con với chim sẻ. Mua nhiều thì được bớt chút đỉnh” – người bán chim phóng sanh chia sẻ. Mỗi ngày trung bình người phụ nữ này bán được 200-300 con. “Những dịp lễ lớn như mùa Vu Lan này thì có hôm bán được cả ngàn con“, người bán hàng này cho biết thêm.
Vậy chúng ta, những người có lòng thiện, sẵn sàng bỏ tiền ra mua chim phóng sinh là tạo đức hay tạo nghiệp? Xem ra, người mua chim phóng sinh và người bán chim phóng sinh chỉ cách nhau có một đường ranh thiện và ác. Người mua giúp cho chim được giải thoát đồng thời cũng giúp cho “đội quân” đánh bắt tiếp tục tàn sát chim muông. Đó chính là sự lầm lẫn và lợi dụng thuyết từ bi để tạo nghiệp. Khi vô tình biến những chú chim tội nghiệp kia trở thành cô cụ kiếm tiền cho những kẻ khác và cũng vô tình gây nghiệp sát sinh cho chính bản thân mình.