Một người bạn vỗ ngực tự hào với tôi rằng, chồng cô ấy là một người biết điều, biết kiếm tiền. Hàng tháng kiếm được kha khá nhưng lúc nào cũng là vợ cầm thẻ của anh nhé, không có kiểu chồng cầm thẻ rồi không đưa lương cho vợ hay là chỉ đưa vài triệu bạc. Riêng có khoản gì, có bao nhiêu cái thẻ, cô này bóc lột hết, giữ cho bằng sạch.
Lúc tôi nói chuyện, chồng hàng tháng đưa cho tôi bao nhiêu thì đưa, anh ấy cũng chủ động chứ không nói sai hay giấu giếm vợ. Cô ấy cười ha hả, bảo là ‘bà như thế là dại, đàn ông biết đâu mà lần, họ nói là chục triệu thì biết chục, họ nói là 2 chục thì biết 2 chục. Nhưng mà bà có biết nếu các ông ấy có tiền kiếm thêm, sẽ mang ra ngoài, vung tay quá trán rồi gái gú, rượu chè, cờ bạc không? Tôi là tôi không đồng tình việc này, tôi phải quản hết, quản cho bằng được, không cho chồng cầm tiền, khi nào cần hỏi tôi. Tôi không khó khăn chuyện đó. Đưa tiền cho chồng nơm nớm lo’.
“Thật ra, cái chuyện vợ chồng quản tiền của nhau có thể hiểu nhưng không phải với người đàn ông nào cũng đồng tình chuyện đó.”
Thật ra, cái chuyện vợ chồng quản tiền của nhau có thể hiểu nhưng không phải với người đàn ông nào, họ cũng đồng tình chuyện đó. Có người vợ cứ khăng khăng giữ hết thẻ rút tiền của mình nên cay cú, khó chịu đâm ra vợ chồng hậm hực nhau. Có người lại đòi chồng đưa bảng lương, để biết rõ tháng này được bao nhiêu tiền, rồi đưa bao nhiêu là quyền của vợ. Như thế liệu có tốt không?
Lại nói về cô bạn tôi, lấy chồng được 3 năm, lúc nào cô ấy cũng nói với tôi rằng, mình là người vợ đảm đang, tháo vát mà sao chồng lúc nào cũng lạnh lùng. Cô ấy kể rằng, vợ chồng ở với nhau, cô ấy lo trăm phương nghìn kế để cuộc sống hòa thuận, vui vẻ nhưng chồng cứ hay lãnh đạm, không lãng mạn. Kể ra thì bảo chồng chỉ mải mê kiếm tiền.
Nhưng qua lời cô ấy kể, tôi nhận ra, dường như người phụ nữ này chỉ muốn thâu tóm chồng mình chứ không phải là người lo nghĩ nhiều và hiểu chồng. Nếu như hiểu chồng, cô ấy chẳng bao giờ dùng thái độ quát tháo với chồng, cũng không thể hiện mình là bà tướng trong nhà, thích gì thì làm, không cần hỏi ý kiến của chồng, thậm chí làm xong mới hỏi.
Cô ấy tự hào lắm, lúc nào cũng khoe mình quản được chồng ở cái khoản tiền nong. Bảo là tiền nong giữ hết, chồng đi làm phải đưa thẻ cho mình, không được động vào tiền nếu như muốn tiêu thì phải hỏi cô ấy. Điều ấy với tôi chẳng có gì tự hào cả, bản thân tôi không muốn người chồng bị quản thúc tiền bạc quá. Đàn ông có sĩ diện của đàn ông, cũng có nhiều mối quan hệ và đương nhiên, họ cần tiêu tiền vào những việc đó. Làm đàn ông đi ra ngoài mà không có xu nào trong người thì chỉ để thiên hạ họ cười cho thôi.
Anh chồng ấy vì sao lại khó chịu với vợ như vậy, có lẽ, đây chính là nguyên nhân. Nguyên nhân là gặp phải bà vợ ghê gớm, lúc nào cũng đòi tiền của chồng. Chẳng lẽ lại cãi nhau về chuyện đó thì không hay, chẳng lẽ lại đòi lại vợ thì vợ chồng xích mích chứ chồng nào chẳng muốn mình được tự do về kinh tế. Thử hỏi đàn ông đi ra ngoài mà nói rằng, thẻ cho vợ cầm hết, đi tiêu gì thì ngửa tay xin tiền vợ, có ai họ không cười cho. Rõ ràng là tiền mình làm ra mà lại phải đi xin, tính ra là vô lý.
Bản thân tôi cũng nghĩ, mình không cần phải làm quá lên như vậy. Người vợ cần phải biết tính và hiểu chồng mình. Ví như, mình có thể ước chừng chi tiêu, công việc của chồng. Mình cũng có thể tìm hiểu mức lương của chồng bằng cách tế nhị nhưng không có nghĩa là hàng tháng chồng phải báo cáo cụ thể con số, không sai một tí nào.
Nếu chồng bảo hơn chục triệu thì nói là hơn chục triệu và chủ động đưa cho mình tầm chục triệu chẳng hạn. Còn lại là khoản chồng chi tiêu cá nhân mình. Không cho chồng cầm tiền nhưng lại nghĩ đến chuyện lãng mạn, muốn anh đi mua quà, muốn mua hoa, mua váy tặng vợ. Thử hỏi tiền đâu ra để mua những khoản ấy. Có khi đi đám cưới cũng phải hỏi vợ ghi phong bì hộ, thật chẳng hay ho chút nào.
Có những người chồng tung phá, mình cũng cần biết cách quán triệt. Tuy nhiên, người làm vợ nên để chồng của mình tình nguyện. Nếu anh ấy tình nguyện đưa hết thẻ cho vợ thì mình cầm, không do dự. Nhưng nếu chồng không được hài lòng thì hãy đưa ra một mức hạn định, để chồng hàng tháng đóng góp vào khoản tiết kiệm của gia đình. Số tiền còn lại, chắc cũng chỉ chênh lệch nhau vài trăm hay thậm chí là tiền triệu, cũng là để chồng dư giả khi đi chơi cùng bạn bè hay có việc gì đó cần dùng đến. Tháng này tiêu hết, tháng sau tiêu nhiều, chuyện này khó tránh khỏi.
Người làm vợ cần nên nói để chồng hiểu rõ mức độ quan trọng của việc đóng góp quỹ tiết kiệm, lo lắng cho tương lai. Nếu vợ chồng còn trẻ, phải để chồng hiểu, tiền chung của hai đứa sẽ dành mua nhà, mua xe, mua đất, dành cho con sau này có cuộc sống no đủ. Một người chông có trách nhiệm, yêu thương vợ con chắc chắn sẽ chẳng bao giờ làm chuyện dại dột là mang hết tiền đi cho không người khác hay là bao người khác.
Bị quản thúc chưa chắc đã ngăn chặn được việc chồng ăn chơi, vui vẻ bên ngoài. Nếu họ thực sự muốn thì tiền nong chưa chắc đã phải là vấn đề quan trọng, nay vay mai trả, bạn bè thiếu gì, chẳng lẽ lại không nhờ vả được nhau.
Giữ sĩ diện cho chồng khiến chồng cảm thấy được vợ tôn trọng và được tự chủ là điều quan trọng giữ gìn hạnh phúc gia đình. Một khi chồng không muốn, đừng cố làm, vì như thế sẽ giết chết tình cảm vợ chồng. Tôi cũng khuyên cô bạn như vậy nhưng cô ấy lúc nào cũng bảo thủ, không chịu nghe lời. Bảo sao, vợ chồng hay căng thẳng và chính cô ấy cũng cảm thấy, chồng mình có vấn đề, không lãng mạn, không vui vẻ gì. Còn tôi, tôi cảm thấy như tôi lúc này cực kì thoải mái. Tôn trọng chồng và cũng biết tiết chế trong khoản quản thúc tiền bạc của chồng.
Đừng nghĩ vợ giữ tiền của chồng đã là sung sướng, phải biết nắm bắt tâm lý đàn ông, chị em nhé! Chưa chắc người vợ quản được chồng đã là người vợ hạnh phúc đâu!
(Vợ chồng)